Mở đầu:
Em hãy quan sát Hình 14.1 và nêu các hậu quả của hiện tượng ô nhiễm môi trường nước |
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 14.1, ta nhận thấy:
Hình 14.1a: Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nguồn nước trong sinh hoạt
Hình 14.1b: Ảnh hưởng đến môi trường biển
Hình 14.1c: Ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước: cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước
Hình 14.1a: Rác thải gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nguồn nước trong sinh hoạt, nước ao, hồ , sông.
Hình 14.1b: Rác thải, chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường biển, làm nước biển biến đổi màu.
Hình 14.1c: Ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước: cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Câu hỏi:
Vì sao cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản? |
Đọc nội dung mục 1.
Cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản vì: môi trường nước có vai trò rất quan trọng đối với các loại thủy sản, khi nước bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu đến đời sống của chúng.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu hỏi:
Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. |
Đọc nội dung mục 1, ta thấy có một số biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:
- Xử lý các nguồn nước thải
- Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản
Một số biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:
- Xử lý các nguồn nước thải: đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào thủy vực (ao, hồ, sông, biển, …).
- Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản
+ Thực hiện chế độ ăn hợp lý cho động vật thuỷ sản
+ Sử dụng ao lắng; các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, nước sạch ở phần trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản.
+ Sử dụng chế phẩm sinh học gồm một số loại vi sinh vật có lợi để phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi thuỷ sản.
+ Lọc sinh học, sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoả nitrogen từ dạng độc sang dạng không độc.
+ Sử dụng thực vật thuỷ sinh vi tảo, rong biển, cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải
+ Sử dụng hóa chất có thể sử dụng chlorine với nồng độ 2% để diệt khuẩn.