Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi trang 54 Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo:...

Câu hỏi trang 54 Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo: Nêu đặc điểm phân biệt các giống gia súc ăn cỏ trong hình 9.1. Quan sát hình 9...

Quan sát hình 9.1 ta thấy hình ảnh một số giống gia súc ăn cỏ được nuôi ở Việt Nam Trả lời Câu hỏi trang 54 - Bài 9. Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam SGK Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi

1. Nêu đặc điểm phân biệt các giống gia súc ăn cỏ trong hình 9.1.

Quan sát hình 9.1 ta thấy hình ảnh một số giống gia súc ăn cỏ được nuôi ở Việt Nam, bao gồm: bò vàng Việt Nam, bò sữa Hà Lan, bò lai Sind

- Bò vàng Việt Nam: có lông vàng, mịn, mỏng

- Bò sữa Hà Lan: lông loang trắng đen, cho sản lượng sữa cao.

- Bò lai Sind: màu lông vàng hoặc nâu, vai u

2. Nêu đặc điểm hình thể của trâu Việt Nam (Hình 9.2).

Quan sát hình 9.2, ta thấy hình ảnh trâu Việt Nam với đặc điểm da đen xám, sừng mọc ngang tai, cong hình cánh cung.

Advertisements (Quảng cáo)

Trâu Việt Nam: có lông, da màu đen xám, tai mọc ngang; sừng dài, cong hình cánh cung.

3. Vì sao gia súc ăn cỏ được nuôi nhiều ở khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Gia súc ăn cỏ được nuôi nhiều ở khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vì ở các vùng đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ: khí hậu nhiệt đới ánh nắng chan hòa, độ ẩm không quá cao và có nhiều cánh đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.

4. So sánh đặc điểm ngoại hình của lợn Landrace và Yorkshire (Hình 9.3).

Quan sát hình 9.3 ta thấy 3 loại giống lợn được nuôi ở Việt Nam, bao gồm: lợn Móng cái, lợn Landrace, lợn Yorkshire.

- Lợn Móng Cái: đặc trưng bởi màu lông đen pha lẫn trắng hoặc hồng, lưng dài, rộng, bụng hơi võng xuống.

- Lợn Landrace: có thân dài màu trắng, tai to rủ xuống trước mặt, mình thon, có tỉ lệ nạc cao;

- Lợn Yorkshire: có thân dài,mình cao, da màu trắng, tai dựng lên, có tỉ lệ nạc cao.