Giải bài 1.32 trang 24 SGK Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống - Luyện tập chung
Diện tích mặt nước của một số hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới được cho bởi bảng sau. Em hãy sắp xếp diện tích các hồ từ nhỏ đến lớn.
Hồ | Diện tích (m2) |
Baikal (Nga) | 3,17.1010 |
Caspian (Châu Âu, Châu Á) | 3,71.1011 |
Ontario (Bắc Mĩ) | 1,896.1010 |
Michigan (Mĩ) | 5,8.1010 |
Superior (Bắc Mĩ) | 8,21.1010 |
Victoria (Châu Phi) | 6,887.1010 |
Erie (Bắc Mĩ) | 2,57.1010 |
Vostok (Nam Cực) | 1,56.1010 |
Nicaragua | 8,264.109 |
Nhận thấy các giá trị diện tích ở bảng trên đa số đều có luỹ thừa 1010 nên ta sẽ đưa các giá trị trong bảng về số chứa luỹ thừa 1010.
Ta có:
3,71.1011 = 3,71.101+10 = 3,71.10.1010 = 37,1.1010.
8,264.109 = 0,8264.10.109 = 0,8264.101+9 = 0,8264.1010;
Vì 0,8264 < 1,56 < 1,896 < 2,57 < 3,17 < 5,8 < 6,887 < 8,21 < 37,1
Nên 0,8264.1010 < 1,56.1010 < 1,896.1010 < 2,57.1010 < 3,17.1010 < 5,8.1010 < 6,887.1010
< 8,21 .1010 < 37,1.1010.
Suy ra 8,264.109 < 1,56.1010 < 1,896.1010 < 2,57.1010 < 3,17.1010 < 5,8.1010 < 6,887.1010
< 8,21.1010 < 3,71.1011.
Vậy diện tích mặt nước của các hồ nước được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: Nicaragua, Vostok, Ontario, Erie, Baikal, Michigan, Victoria, Superior, Caspian.