Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài tập 1 trang 3 Vở thực hành Văn 7 Tập 2:...

Bài tập 1 trang 3 Vở thực hành Văn 7 Tập 2: Xử sự của người thợ mộc trong truyện “Đẽo cày giữa đường” trước mỗi lời khuyên: Lần thứ nhất...

Em đọc bán lại căn bản Đẽo cày giữa đường để tìm câu trả lời. Giải Bài tập 1 trang 3 Vở thực hành (VTH) Ngữ văn 7 Tập 2 - Đẽo cày giữa đường - Ếch ngồi đáy giếng - Con mối và con kiến.

Câu hỏi/bài tập:

Xử sự của người thợ mộc trong truyện “Đẽo cày giữa đường” trước mỗi lời khuyên:

- Lần thứ nhất, trước lời khuyên “Phải đẽo cày cho cao, cho to, thì mới dễ cày, người thợ mộc đã:

- Lần thứ hai, trước lời khuyên “Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày”, người thợ mộc đã

- Lần thứ ba, trước lời khuyên “Nếu đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được, bày ra hàng bán thì chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn”, người thợ mộc đã:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Em đọc bán lại căn bản Đẽo cày giữa đường để tìm câu trả lời.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Lần thứ nhất, trước lời khuyên “Phải đẽo cày cho cao, cho to, thì mới dễ cày, người thợ mộc đã: đẽo cày vừa to, vừa cao.

- Lần thứ hai, trước lời khuyên “Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày”, người thợ mộc đã: đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp.

- Lần thứ ba, trước lời khuyên “Nếu đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được, bày ra hàng bán thì chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn”, người thợ mộc đã: đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày to gấp năm, gấp bảy thứ bình thường.