Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài tập Thực hành tiếng Việt trang 13 vở thực hành ngữ...

Bài tập Thực hành tiếng Việt trang 13 vở thực hành ngữ văn 7: Mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích...

Em vận dụng những hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá để tìm ra và phân tích tác dụng. Soạn văn Bài tập 1, 2, 3 - Thực hành tiếng Việt trang 13 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 6. Bài học cuộc sống. Mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích...

Bài tập 1

Bài tập 1 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích:

Câu tục ngữ

Biểu hiện của biện pháp tu từ nói quá

Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang

c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em vận dụng những hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá để tìm ra và phân tích tác dụng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Câu tục ngữ

Biểu hiện của biện pháp tu từ nói quá

Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

“chưa nằm đã sáng” và “chưa cười đã tối”

gây ấn tượng cho người đọc về sự trôi chảy của thời gian.

b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang

“ngày vui ngắn chẳng tầy gang”

gây ấn tượng cho người đọc về sự ngắn ngủi của niềm vui.

c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.

“tát biển đông”

Làm nổi bật được sự hoà thuận của vợ chồng và sức mạnh của việc hoà thuận.


Bài tập 2

Bài tập 2 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.

Câu

Nói khoác

Nói quá

a. Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

(Ca dao)

b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.

c. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

(Ca dao)

d. Bài văn này tôi chỉ làm vào trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.

Sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em dựa vào những hiểu biết để phân biệt giữa nói quá và nói khoác

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Câu

Nói khoác

Nói quá

a. Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

(Ca dao)

X

b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.

X

c. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

(Ca dao)

X

d. Bài văn này tôi chỉ làm vào trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.

X

Sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác: nói quá thường gây ấn tượng cho người đọc tới một ý nghĩa nào đó, còn nói khoác là hoàn toàn phi thực tế, nói không có suy nghĩ.


Bài tập 3

Bài tập 3 trang 14 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Đặt câu với các cụm từ có sử dụng biện pháp tu từ nói quá:

Cụm từ

Câu có sử dụng cụm từ

a. buồn nẫu ruột

b. rụng rời chân tay

c. cười vỡ bụng

d. mệt đứt hơi

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em vận dụng hiểu biết để đặt câu có sử dụng nói quá

Answer - Lời giải/Đáp án

Cụm từ

Câu có sử dụng cụm từ

a. buồn nẫu ruột

Khi biết điểm thi, tôi buồn nẫu ruột.

b. rụng rời chân tay

Anh ta mệt đến nỗi rụng rời chân tay.

c. cười vỡ bụng

Câu chuyện đó khiến tôi cười vỡ bụng.

d. mệt đứt hơi

Tôi chạy 1 km thôi mà đã mệt đứt hơi.

Advertisements (Quảng cáo)