Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài tập Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi trang 54...

Bài tập Bài thơ "Đường núi” của Nguyễn Đình Thi trang 54 vở thực hành ngữ văn 7: Sự đồng cảm của người bình thơ với bài thơ được thể hiện: Ý nghĩa của sự...

Đọc kĩ bài thơ và nêu cảm nhận. Hướng dẫn soạnBài mẫu 1, Bài mẫu 2, Bài mẫu 3, Bài mẫu 4, Bài mẫu 5 - Bài thơ "Đường núi” của Nguyễn Đình Thi trang 54 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 4. Giai điệu đất nước. Cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương...

Bài mẫu 1

Cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

- Trước khi đọc:

- Sau khi đọc:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ bài thơ và nêu cảm nhận

Answer - Lời giải/Đáp án

- Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em thấy bài thơ “Đường núi” là một bài thơ đơn thuần chỉ tả cảnh đường núi lúc chiều tà.

- Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em còn thấy bài thơ không chỉ tả cảnh mà còn có cả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.


Bài mẫu 2

Ấn tượng của em về bài bình thơ của Vũ Quần Phương:

Những câu, những ý trong bài bình khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ bài bình thơ của Vũ Quần Phương

Answer - Lời giải/Đáp án

- Bài bình thơ đã gây được ấn tượng đối với em thông qua việc tác giả nhận ra được sự say đắm lòng người trong bài thơ.

- Câu khiến em phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ: “Có chữ nào nói sự say đắm của lòng người đâu. Không nói nhưng ta nghe được trong nhịp điệu của câu thơ, trong cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối.”


Bài mẫu 3

Sự đồng cảm của người bình thơ với bài thơ được thể hiện:

Advertisements (Quảng cáo)

Ý nghĩa của sự đồng cảm này:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ đoạn bình thơ của Vũ Quần Phương để tìm ý và trả lời

Answer - Lời giải/Đáp án

- Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ qua việc cảm nhận tiếng reo vui lặng thầm trong cảnh vật: “Tác giả không reo thành lời, nhưng cảnh sắc reo trong mắt anh.”

- Sự đồng cảm này khiến cho người bình thơ cảm nhận nội dung thơ một cách sâu sắc nhất.


Bài mẫu 4

Lý do Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ nhận định, kết hợp với nội dung văn bản và trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Vũ Quần Phương khẳng định như vậy vì nếu không cảm nhận hết được cái tài của Nguyễn Đình Thi, ta chỉ nghĩ đơn thuần rằng bài thơ này là miêu tả về thiên nhiên đường núi, chứ không hề mang một không khí trong tâm hồn tác gỉả.


Bài mẫu 5

Những điều em muốn bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ nhận định, kết hợp với nội dung văn bản và trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Nếu được phép bổ dung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để có thể hiểu rõ hơn về nội dung của nó.