Bài tập 1
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả ẩn chứa trong dòng thơ Chiều biên giới em ơi được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ:
Đọc kĩ văn bản và nêu cảm nghĩ của em.
Bài thơ khắc hoạ lên vẻ đẹp chiều biên giới qua con mắt đầy thơ mộng của nhà thơ. Qua đó, gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước tha thiết và sâu sắc.
Bài tập 2
Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ:
Ý nghĩa của việc sử dụng những đại từ xưng hô đó:
Đọc kĩ văn bản, tìm đại từ xưng hô và nêu ý nghĩa sử dụng những đại từ xưng hô đó
Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ: em ơi, ta.
Ý nghĩa của việc sử dụng những đại từ xưng hô đó: bài thơ chân tình, gần gũi.
Bài tập 3
Cảm nhận của em về không gian, thời gian và vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương được tác giả miêu tả trong bài thơ.
Đọc kĩ bài thơ, chú ý những chi tiết miêu tả về không gian, thời gian và vẻ đẹp của vùng đất từ đó hãy nêu cảm nhận của em.
Advertisements (Quảng cáo)
Vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương trong cảm nhận của nhà thơ được thể hiện qua:
- Chiều biên giới có nơi nào xanh hơn: tiếng chim, cỏ biếc, rừng cây, tình yêu đôi ta.
- Chiều biên giới có nơi nào cao hơn: đầu sông, đầu suối, ngọn núi, đất trời biên cương.
- Chiều biên giới có nơi nào đẹp hơn: hoa nở, mùa sở ra cây, ruộng lúa toả hương.
- Chiều biên giới còn gắn với công việc, gắn với tình yêu đôi lứa.
Bài tập 4
Lý do tác giả khẳng định: Tình yêu là vũ khí/ Giữ đất trời quê hương:
Đọc kĩ câu thơ, tìm hiểu ý nghĩa và giải thích lý do.
Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương. Tình yêu đã giúp cho người lính có thêm sức mạnh, thêm niềm tin và động lực để tiếp tục chắc tay súng bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng đất biên cương của Tổ quốc. Ở đây, tình yêu quê hương đã hoà quyện cùng tình yêu đôi lứa.
Bài tập 5
Biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai dòng thơ Hồn ra như ngọn gió/ Thổi giữa trời quê hương:
Tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Tìm biện pháp tư từ trong câu thơ và nêu tác dụng
Biện pháp tu từ so sánh nhằm nâng tầm hình ảnh câu thơ cùng khát vọng yêu xây dựng và bảo vệ quê hương.