Em hãy sử dụng mô hình SMART trong thông tin để nhận xét cách xác định mục tiêu trong mỗi trường hợp trên.
* Trường hợp 1:
- Phân tích mục tiêu của bạn Khuê theo mô hình SMART:
+ S (tính cụ thể): Mục tiêu của Khuê rất cụ thể. Bạn mong muốn tiết kiệm được 180.000 đồng trong 3 tháng, tương ứng với việc mỗi tháng tiết kiệm 60.000 đồng (1 tuần tiết kiệm 15.000 đồng).
+ M (tính đo lường được): mục tiêu của Khuê có định lượng rõ ràng, điều này cho phép Khuê theo dõi được tiến trình thực hiện.
+ A (tính khả thi): mục tiêu của Khuê mang tính khả thi. Vì tiết kiệm 15.000 đồng mỗi tuần (tương ứng với việc mỗi ngày trong tuần tiết kiệm khoảng 2.500 đồng) thì hầu hết mọi bạn học sinh đều có thể làm được.
+ R (tính thực tế): mục tiêu tiết kiệm theo từng tuần, từng tháng của Khuê phù hợp với mục tiêu chung là: tiết kiệm 180.000 đồng để mua giày.
+ T (thời hạn cụ thể): Khuê đặt thời hạn hoàn thành mục tiêu trong 3 tháng.
Advertisements (Quảng cáo)
=>Nhận xét chung: qua sự phân tích theo mô hình SMART, có thể thấy, bạn Khuê đã biết cách xác lập mục tiêu cá nhân đúng đắn, phù hợp và khoa học. Chính điều này đã giúp Khuê định hướng hành động và phấn đấu hết mình và đạt được kết quả xứng đáng.
* Trường hợp 2.
- Phân tích mục tiêu của bạn Nga theo mô hình SMART:
+ S (tính cụ thể): Mục tiêu của Nga không cụ thể, không rõ ràng.
+ M (tính đo lường được): mục tiêu của Nga không có định lượng rõ ràng, điều này khiến cho Nga khó theo dõi được tiến trình thực hiện.
+ A (tính khả thi): vì không có định lượng cụ thể, nên không xác định được tính khả thi trong mục tiêu nâng cao thể lực của Nga.
+ R (tính thực tế): việc xác lập mục tiêu cá nhân của Nga thiếu tính thực tế.
+ T (thời hạn cụ thể): Nga không đặt ra thời hạn để hoàn thành mục tiêu.
=>Nhận xét chung: qua sự phân tích theo mô hình SMART, có thể thấy, bạn Nga chưa biết cách xác lập mục tiêu cá nhân, do đó, Nga nhanh chóng cảm thấy áp lực và chán nản với kế hoạch mà bản thân đã đề ra.