♦ Bài tập 1
Các từ thuộc trường từ vựng người ruột thịt trong văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Thầy (tôi), mẹ (tôi), em (tôi), cô (tôi), mợ (cháu, con, mày), anh em (tôi)...
♦ Bài tập 2
Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ:
a) Lưới, nơm, câu, : dụng cụ đánh bắt thủy sản
b) Tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ: dụng cụ đề đựng
c) Đá, đạp, giẫm, xéo: hoạt động của chán
d) Buồn vui, phấn khởi, sợ hãi: trạng thái tâm lí
e) Hiền lành, độc ác, cởi mở: tính cách
g) Bút máy, bút bi, phẩn, bút chì: dụng cụ đế viết
♦ Bài tập 3
Advertisements (Quảng cáo)
Các từ in đậm: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến,
rắp tâm thuộc trường từ vựng thái độ.
♦ Bải tập 4
Xếp các từ vào đúng trường từ vựng:
- Khứu giác: mùi, miệng, thơm, điếc, thính
- Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính
♦ Bài tập 5
Lưới, lạnh và phòng thủ đều là những từ đa nghĩa, căn cứ vào các nghĩa của từ đê xác định mỗi từ có thế thuộc những trường từ vựng nào. Tôt nhất là nên sử dụng từ điên đê tham khảo nhằm giái bài tập này.
♦ Bài tập 6
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã chuyển những từ in đậm từ trường “quân sự” sang trường “nông nghiệp”.
Bài tập 7
Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng trường học hoặc trường từ vựng môn bóng đá.
Bóng đá là bộ môn thể thao mà tôi vô cùng yêu thích. Tôi từng mơ ước mình trở thành cầu thủ xuất sắc nhưng chưa định hình được vị trí nào: lúc thì ước mơ làm thủ môn, trấn giữ cả khung thành vững chắc để cho đồng đội yên tâm tấn công; lúc lại ước mơ làm tiền đạo dẫn dắt quả bóng, tung lưới đối phương cho hả hê; lúc thì lại muốn làm tiền vệ cánh trái lướt luôn cả cánh phải để thả sức tung hoành... Theo bạn thì tôi nên ở vị trí nào thì hợp lí?