Trang chủ Lớp 8 Ngữ văn lớp 8 (sách cũ) Soạn bài Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) trang 15...

Soạn bài Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) trang 15 SGK - Văn 8...

Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng - Soạn bài Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) trang 15 SGK. 2. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được thế hiện một cách chân thực và sinh động

1. Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta vói chú bé Hồng:

Đoạn đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng kể lại thật sinh động, chiếm hai phần ba đoạn trích. Qua đoạn này : tính cách của mỗi người hiện ra rất rõ:

Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương. Đầu tiên bà đã soi Hồng đến và tươi cười hỏi cháu có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không? Bề ngoài bà ta làm ra vẻ quan tâm đến cháu, nhưng thực ra chú bé Hồng đã nhận biết những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của bà ta. Chú hiểu, khi nhắc đến mẹ chú, bà cỏ chi nhằm gieo rắc vào đầu óc chú những hoài nghi để chú khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình. Cũng với giọng ngọt ngào, bà ta đã bất nhẫn bảo mẹ chú bé Hồng đang phát tài lắm, dù thừa biết mẹ chú đang khốn khổ trong cảnh tha hương cầu thực nơi xa. Lại ra vẻ thân tình tự nhiên, bà ta bảo sẽ chạy cho tiền tàu để cháu vào với mẹ mà “thăm em bé chứ”. Hai tiếng em bé được bà cô ngân dài ra thật ngọt, thật rõ một cách đầy đủ chủ ý khiến lòng chú bé “thắt lại”, nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Chú đã cười dài trong tiếng khóc, cái cười như đề che giấu nỗi đau đớn tủi cực, nhất là nỗi căm giận buộc phải đè nén lại của chú bé đáng thương. Không những thế, bà cô còn tươi cười kể cho cháu nghe mẹ nó ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng ngồi cho con bú ở chợ. Điều này khiến bé Hồng chưa nghe hết câu đã nghẹn họng khóc không ra tiếng. Chú bé đau đớn và căm hận những “cố tục” đà đày đọa người mẹ hiền từ khôn khổcủa mình.

Nhân vật bà cô của bé Hồng đúng là một người đàn bà tuy giàu có mà nhỏ nhen, ti tiện và thâm độc vô cùng. Bà ta tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ phi nhân đạo của xã hội lúc bấy giờ. Bà cô ý khoét sâu vào nổi đau rớm máu của cháu mình, đứa cháu mồ côi đáng thương, cố tình, chủ ý gieo rắc vào lòng đứa bé thái độ ruồng rẫy khinh miệt đối với người mẹ mà nó hết sức yêu thương.

2. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được thế hiện một cách chân thực và sinh động

Theo nhiều người, trái tim trẻ thơ bao giờ cũng hồn nhiên hướng vẻ lương tri và lẽ phải. Chú bé Hồng ở đây cũng vậy. Trong tâm hồn chu vẫn còn nguyên vẹn hình ảnh người mẹ có vẻ mặt rầu rầu và hiền từ. Với một tình cảm yêu thương thắm thiết, một niềm tin tường trọn vẹn. Cho dù người mẹ đã bỏ nhà ra đi giữa sự ruồng rầy khinh miệt của họ hàng nhà chồng. Cho dù gần một năm bà không gửi cho chú một lá thư. một lời nhắn, một đồng quà. 

    Tình cảm yêu thương mảnh liệt của chú bé Hồng đổi với người mẹ đáng thương được thể hiện qua:
a) Tâm trạng của chú bé khi nói chuyện với bà cô
Khi nói chuyện với bà cô, hiểu được ý nghĩa chưa cay, thâm độc trong giọng nói và trên nét mặt “khi cười rất kịch” cúa bà ta, chú bé Hồng đã lẳng lặng “cúi đầu không đáp”. Bà cô ngọt ngào bảo chú vào đất Thanh thăm mẹ và mẹ chú lúc này “phát tài” lắm. Bà ta lại cho hay mẹ chú bé Hồng có con khi chưa hết tang chồng, đang nghèo túng khốn khó ở nơi xa tới nỗi phải lánh mặt người quen. Nghe những lời lẽ cay độc ấy, trong lòng chú bé trào dâng niềm thương mẹ và căm ghét đến tột cùng những cố tục đã đày đọa mẹ mình. Từ chỗ đè nén “im Lặng cúi dầu”, đến chỗ không nhẫn nhục được nữa, chú đã bật lên tiếng khóc, cuối cùng, vừa yêu thương vừa căm tức khiến chú đã “cười dài trong tiếng khóc”. Chú cười thực chất là cười mỉa mai, khinh bỉ sự thâm độc và những rắp tâm tanh bẩn của bà cô đã làm ra vẻ thông cảm, quan tâm nhưng kì thực chỉ gieo rắc vào đầu óc cháu mình những hoài nghi đế nó khinh miệt và ruồng- rầy bậc sinh thành.

Tâm trạng đau đớn uất ức cực điểm của chú bé Hồng được thể hiện bằng các chi tiết đầy ấn tượng với lời văn dồn dặp, nhiều hình ảnh, nhiều động từ mạnh mẽ: “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục dã dày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

b) Tâm trạng của chú bé khi gặp lại người mẹ

Vừa chợt thoáng thấy bóng người trên xe kéo giống mẹ, chú bé Hồng đã vội chạy đuối theo với các cử chỉ bôì rối, lập cập “thỏ hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”. Vừa được lên xe ngồi cùng mẹ, chú bé đã òa lên khóc rồi cứ thể mà nức nở. Cũng những giọt nước mắt, nhưng lần này những giọt nước mắt không nghẹn ứ đau đớn như khi trả lời cô. Những giọt nước mắt này vờ òa, dổi hờn mà hạnh phúc, tức tười mà mãn nguyện biết bao!

Advertisements (Quảng cáo)

Cảm giác sung sướng tột cùng cúa chú bé Hồng khi ở trong lòng mẹ được nhà văn thế hiện bâng cảm xúc dạt dào cùng những rung động hết sức tinh tế. Nhửng cám giác “ấm áp” mơn man khắp da thịt cua chú. Chú còn cảm nhận được cả mùi quần áo quen thuộc cùa mẹ và “n/iững hơi thở ở khuôn miệng xinh xán phá ra... thơm tho lạ thường”. Niềm vui sướng cực điểm của chú bé Hồng không chỉ thấm vào cả da thịt mà còn tràn ngập cả tâm hồn. Khoảnh khắc ấy, chú bé không nghĩ gì, nhớ gì khác nữa. Tất cả tâm hồn chú dồn cho sự tận hướng tình mẹ. Đối với chú lúc này, đó là niềm sung sướng và hạnh phúc nhất trên đời.

3. Chất trữ tình thấm đượm trong văn bản Trong lòng mẹ

 Trong văn bản Trong lòng mẹ, chất trữ tình thâm đượm từ tình huống nội dung câu chuyện đến những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương thống thiết và cách thể hiện trong lời văn của tác giả.

Trước hết là tình huống và nội dung câu chuyện. Nhân vật chinh đoạn này là bé Hồng bị rơi vào một tình huống đáng thương: bố mất , mẹ đi thêm bước nữa nên bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy. Bé Hồng nhờ họ hàng nhà nội và bị họ hắt hủi. Tuy phải sống xa mẹ, lại luôn nghe những lời xúc xiểm nói xấu về mẹ nhưng bé Hồng luôn dành trọn lòng thương yêu và sự tin cậy cho người mẹ của mình.

 Kế đó là những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương thống thiết của chú bé Hồng. Những tình cảm đó thật sâu sắc, nồng nàn và thắm thiết.

Chất, trữ tình còn thấm đượm ở cách thể hiện của tác giả, nói cụ thể hơn là sự kết hợp giữa tự sự miêu tả và trữ tình. Dưới ngòi bút của tác giả, các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh đều gây ấn tượng mạnh mẽ và giàu sức gợi cảm. Cả mạch văn nữa, cứ như nước suối cuồn cuộn tuôn ra đầu ngòi bút.

4. Qua văn bản trích giảng

Em hiếu hồi kí là một thể của kí, trong đó ngươi viết kể lại những sự việc cảm xúc mà chính mình trải qua, đã chứng kiến.

5. Có nhà nghiên cứu cho ràng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng, vì nhà vãn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đó là những con người được nhà văn thấu hiểu và trân trọng. Ông đã thể hiện khá chân thực và sinh động tâm trạng của chú bé Hồng trong nhiều tình huống cụ thể. Đặc biệt là nỗi niềm cua chú bé này khi ở xa mẹ, luôn thương nhơ mẹ nhưng lại phải luôn nghe lời bà cô xúc xiểm nói xấu mẹ. Nhà văn đã miêu tả tinh tế những xúc cảm hồn nhiên bay bổng cua chú bé khi được ngồi trong lòng mẹ.

Do đó nói ông là nhà văn của phụ nữ và nhi dồng là hết sức xác đáng.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: