Trang chủ Lớp 8 SBT Hóa lớp 8 (sách cũ) Bài 38.23 Trang 55 SBT Hóa 8: Cho một dòng khí H2...

Bài 38.23 Trang 55 SBT Hóa 8: Cho một dòng khí H2 dư qua 4,8 g hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng...

Cho một dòng khí H2 dư qua 4,8 g hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52 g chất rắn. Bài 38.23 Trang 55 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8 - Bài 38: Luyện tập chương 5 - Hóa học 8

Cho một dòng khí H2 dư qua 4,8 g hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52 g chất rắn. Nếu cho chất rắn đó là hoà tan trong axit HCl thì thu được 0,896 lít H2 (ở đktc). Xác định khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp và công thức phân tử của oxit sắt.

            

\({n_{{H_2}}} = {{0,896} \over {22,4}} = 0,04(mol)\)

Phương trình hóa học của phản ứng

\(CuO\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,{H_2}O(1)\)

a mol                             a mol 

\(F{e_x}{O_y}\,\,\,\, + y{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow xFe\,\,\,\,\, + \,\,\,\,y{H_2}O(2)\)

b mol                              bx mol

Hòa tan hỗn hợp chất rắn vào dung dịch HCl có khí H2 bay ra, chỉ có Fe tác dụng, Cu không tác dụng

\(Fe\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow (3)\)

Advertisements (Quảng cáo)

bx mol                                             bx mol

Theo (3): \(bx = {n_{{H_2}}} = 0,04mol \to 0,04 \times 56 = 2,24(g)\)

Khối lượng Cu còn lại trong chất rắn: 3,52 - 22,4 = 1,28(g)

\({n_{Cu}} = {{1,28} \over {64}} = 0,02mol \to {n_{CuO}} = {n_{Cu}} = 0,02mol\)

\({m_{CuO}} = 0,02 \times 80 = 1,6(g);{m_{F{e_x}{O_y}}} = 4,8 - 1,6 = 3,2(g)\)

Xác định công thức phân tử oxit sắt

\({m_O}\) trong oxit sắt = 3,2 - 2,24 = 0,96 (g)

Trong \(F{e_x}{O_y}\) ta có tỷ lệ: \(x:y = {{2,24} \over {56}}:{{0,96} \over {16}} = 0,04:0,06 = 2:3\)

Công thức phân tử oxit sắt là \(F{e_2}{O_3}\).

        

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Hóa lớp 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)