1. Bài tập 1, trang 94, SGK.
Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn vừa nghiêm khắc phê phán thái độ sai trái của những người dưới quyền, vừa khuyên bảo họ sửa chữa và sẵn lòng tha thứ cho những người biết hối cải. Em cần tìm những chi tiết thể hiện thái độ đó.
2. Bài tập 2, trang 94 - 95, SGK.
Vai xã hội : Lão Hạc là người thuộc vai trên về tuổi tác so với ông giáo, nhưng ông giáo là người có vai trên về địa vị xã hội so với lão Hạc. Thái độ của mồi người thể hiện ở lối xưng hô, ở cách dùng từ, ở nội dung lời nói và những cử chỉ kèm theo.
3. Bài tập 3, trang 95, SGK.
4. Xác định vai xã hội và thái độ đối với nhau của từng nhân vật trong đoạn trích sau (Chú ý các từ in đậm) :
Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng, uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩỵ cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dãy thừng.
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ .
- Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống dâỷ à ? Nộp tiền sưu ! Mau !
Advertisements (Quảng cáo)
Hoảng quá, anh Dậu vội đế bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai :
- Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy !
Rồi hắn chỉ luôn vào măt chị Dậu :
- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?[...]
Chị Dậu run run .
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thê. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu ? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất...
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Mục đích của bài tập này là giúp nhận ra quan hệ xã hội và thái độ của những người tham gia hội thoại.
Vai xã hội và thái độ đối xử của các nhân vật được thể hiện trong cách xưng hô của họ. Về phía anh Dậu, anh “không nói được câu gì”, thái độ hoảng sợ của anh được thể hiện qua hành vi của anh sau khi nghe cai lệ nói.