Trang chủ Lớp 8 SBT Ngữ văn lớp 8 Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với...

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm SBT Văn lớp 8 tập 1: Giải câu 1, 2, 3 trang 56...

Giải câu 1, 2, 3 trang 56 SBT Ngữ Văn 8 tập 1. Cho sự việc và nhân vật sau đây : Chẳng may em đánh vỡ một bình hoa đẹp của cô giáo chủ nhiệm khi đến thăm nhà cô trong ngày lễ.. Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm SBT Ngữ Văn 8 tập 1 – Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Advertisements (Quảng cáo)

1. Cho sự việc và nhân vật sau đây : Chẳng may em đánh vỡ một bình hoa đẹp của cô giáo chủ nhiệm khi đến thăm nhà cô trong ngày lễ.

   Từ sự việc và nhân vật trên đây, tập xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

   Có thể theo các bước sau đây :

   Bước 1. Lựa chọn sự việc chính : Em đến thăm nhà cô giáo, trong lúc cắm hoa chăng may đánh rơi chiếc bình rất đẹp. Chiếc bình hoa vỡ tan.

   Bước 2. Lựa chọn ngôi kể : kể theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi”, để có thể trực tiếp thể hiện tình cảm (biểu cảm).

   Bước 3. Xác định thứ tự kể. (Câu chuyện diễn ra như thế nào, bắt đầu từ đâu, diễn ra như thế nào và kết thúc ra sao ?)

   Bước 4. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết : Chiếc bình đẹp như thế nào ? (miêu tả : màu sắc, hoa văn, hình khối, kích thước…) ; Khi làm vỡ chiếc bình hoa thì thái độ, tình cảm của em ra sao ? (biểu cảm, suy nghĩ : luống cuống, lo lắng, ân hận) ; Thái độ và tình cảm của cô giáo như thế nào ? (miêu tả cử chỉ, nét mặt, lời nói… của cô giáo)

   Bước 5. Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.

2. Tập xây dựng đoạn văn theo các bước đã học để làm bài tập sau :

   Em hãy đóng vai ông giáo và kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.

3. Đọc đoạn văn sau và lí giải tại sao trong đoạn trích nhà văn đã dùng rất nhiều yếu tố biểu cảm.

   Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thầy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng :

   – Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nồi này ! Tôi hối lắm ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ ?

   Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này :

   – Thôi tôi ốm yếu quá rồi chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh : Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

    Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nổi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

   Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thảnh nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

   Đây là đoạn kết văn bản Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài) đã học ở Ngữ văn 6, tập hai. Do thái độ “ngông cuồng, dại dột”, Dế Mèn đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Dế Mèn vừa thương xót Dế Choắt, vừa ân hận, ăn năn về hành động của chính mình. Với nội dung đó, người viết đã dùng rất nhiều yếu tố biểu cảm để bộc lộ những tình cảm và suuy nghĩ của nhân vật Dế Mèn, người xưng “tôi” trong đoạn trích.