1. Câu 1, trang 121, SGK.
Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao?
Bản thân thuốc lá không có tội tình gì nên trước hết cần hiểu ửiuốc lá là cách nói tắt của “bệnh nghiện thuốc lá”, “tệ nghiện thuốc lá”
2. Vì sao trước lúc nói đến tác hại cụ thể của việc hút thuốc lá, tác giả lại mượn lời của Trần Hưng Đạo nói về các kiểu tấn công của giặc ?
Để gây ấn tượng mạnh tác giả đã so sánh việc thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm , đánh phá bằng cách ” gặm nhấm như tằm ăn dâu” . ” Dâu” ví như con người, sức khoẻ con người , “ tằm” so sánh với khói thuốc lá. Với “ tằm ăn dâu” dù chậm vẫn còn nhìn thấy. Còn thuốc lá, cụ thể là khói thuốc lá phá hoại cơ thể, sức khoẻ con người bằng cách gặm nhấm âm thầm, bí mật không dễ gì nhìn thấy và ngăn chặn được . Nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của khói thuốc lá đối với con người, đồng thời dễ thuyết phục người đọc ở những lập luận tiếp theo.
Giống như nhan đề văn bản, ở đây, tác giả cũng dùng phép so sánh sự vật (sự việc) đùng để so sánh (cách tấn công của giặc) được đưa lên trước gây ấn tượng mạnh. Quan hệ giữa sự vật được so sánh (cách tấn công của thuốc lá) và sự vật dùng để so sánh dường như lỏng lẻo (ở trong hai câu cách nhau bằng một dấu chấm qua dòng), song người đọc vẫn nhận ra được một cách sâu sắc những phương diện so sánh ở đây : Thuốc lá cũng là giặc, song loại giặc này rất nguy hiểm vì nó không “đánh như vũ bão” làm cho con người “lăn đùng ra chết” mà cứ “gặm nhấm như tằm ăn dâu”.
Trước khi giải thích rõ thuốc lá “gặm nhấm” cái gì ở con người thì tác gia nhân mạnh cái kiểu gặm nhấm từ từ ấy đặc biệt nguy hiểm ở chỗ làm cho người ta không biết sợ hãi, không biết đề phòng, không cần và không dễ nhận biết.
3. Đọc kĩ văn bản trích sau đây và trả lời các câu hỏi.
Với khói từ điếu thuốc mình hút, người hút đã hít vào hơn một nghìn chất. Phần lớn các chất trong đó như khí a-mô-ni-ắc, ô-xít các-bon và hắc ín, đều rất nguy hiểm đối với sức khoẻ. Chất ni-cô-tin trong là thuốc còn độc hại hơn . Đó là một thứ ma tuý. Nhiều người hút đã quen nó tới mức không thể nào nhịn nổi. Bởi vậy, họ lại tiếp tục hút […]
Cơ thể được cấu tạo bằng hàng tỉ tế bào, tất cả những tế bào ấy đều cần ô xi. Nhờ không khí ta thở, ô xi xuyên thấm vào phổi. Máu tiếp nhận ô xi và chuyển tới toàn bộ cơ thể. Ở những người hút thuốc lá, một số chất có thể ngăn cản phổi thực hiện chức năng của nó. Bồ hóng và hắc ín của khói thuốc lá làm phổi và các ống dẫn của nó đọng cáu ghét. Điều đó thường dẫn đến các bệnh đường họng và những cơn ho. Nếu những tế bào bị công kích, chúng sẽ phắt triển nhanh và điều đó cuối cùng có thể gây nên ung thư.
Ô-xít các-bon và ni-cô-tin của khói thuốc làm hại đến sự vận chuyển của ô xi trong toàn bộ cơ thể. Chúng tới khắp nơi cùng với máu. Chúng có thể làm cho máu đặc thêm rất nhiều. Đôi khi, máu trở nền quá đặc khiến cho sự vận chuyển máu nghẽn tắc hoàn toàn. Đó là nguyên nhân tạo nên một cơn ho nhồi máu cơ tim [...].
Khi bắt đầu hút, người ta không hiểu rằng ni-cô-tin là một chất ma tuý và (khi đã dùng) sẽ khó từ bỏ nó. Vậy thì tốt nhất là phải chống lại thói tò mò và tuyệt không bao giờ bắt đầu hút.
(C. Luy-xác-đô - H. Pô-tơ-lê, Tiếng Pháp lớp đệ ngũ,NXB Ha-chi-ê, Pa-ri, 1998)
Câu hỏi :
a) xHãy nêu lên mối quan hệ giữa ba phần của văn bản và thử đặt tiêu đề cho mỗi phần.
b) Từ ma tuý trong văn bản trích được dùng với hàm nghĩa nào ? Nghĩa này có gì giống và khác với nghĩa của từ ma thường gặp trong báo chí hiện nay ?
c) Hãy viết lại câu văn thứ ba của phần một, không dùng đâu hai chấm mà vẫn giữ được nguyên ý và mối liên hệ chặt chẽ giữa các vế của câu.
d) Văn bản trích đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? Mối quan hệ giữa các phương thức biểu đạt ấy.
e) So sánh văn bản trích này với văn bản Ôn dịch, thuốc lá về các mặt chủ đề, nội dung và phương thức biểu đạt.
a) cả ba phần đều nêu lên tác hại của thuốíc lá và đi theo hướng tổng hợp - phân tích - tổng hợp. Có thể đặt tiêu đề cho phần cuối lầ Không được hút điếu thuốc đầu tiên. Em tự đặt nhan đề cho hai phần còn lại.
b) Từ ma tuý trong văn bản trích được dùng theo nghĩa :
"Tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện.” (Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt trang 583). Từ nghĩa chung này, em tự tìm chỗ giống và khác với nghĩa của từ ma tuý thường gặp trong báo chí hiện nay.
c) Có thể thay dấu hai chấm bằng chữ vì; em có thể tìm thêm các cách viết khác.
Advertisements (Quảng cáo)
d) Phần hai chủ yếu dùng phương thức thuyết minh để giải thích tác hại của khói thuốc lá đối với hoạt động của hai cơ quan hết sức quan trọng của cơ thể là phổi và tim. Song xét cả bài, đây là một bài nghị luận mà luận điểm chủ yếu là Không nên hút thuốc, dù là điếu thuốc đầu tiên.
e) Cả hai văn bản đều mang chủ đề "Chống hút thuốc lá” song nội dung được triển khai và phương thức biểu đạt có một số điểm khác nhau. Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” đề cập tới nhiều nội dung hơn, và về phương thức biểu đạt, bên cạnh phương thức nghị luận, thuyết minh, còn khá nhiều yếu tố biểu cảm. Em tự tìm dẫn chứng để chứng minh.
4. Thế nào là hút thuốc lá bị động (còn gọi là hút thuốc lá thụ động) ? Hút thuốc lá bị động có nguy hiểm không ? Thử nêu ra một số biện pháp để bản thân, bạn bè và gia đình không rơi vào tình trạng hút thuốc lá bị động.
Theo em, cần phải làm gì để hạn chế và tiến tới xoá bỏ tác động tiêu cực của việc hút thuốc lá bị động ?
Đây là câu hỏi trọng tâm vì liên quan đến tất cả mọi người, kể cả những người không hút thuốc. Để trả lời tốt câu hỏi này, cần đọc thêm tư liệu tham khảo sau đây sau khi đã đọc kĩ văn bản trong SGK :
Hút thuốc lá thụ đông hoặc hít khói thuốc thụ động (tiếng Anh, passive smoking, seconhand smoking hoặc exposure to environmental tobacco smoke, viết tắt ETS) là hình thức hít khói thuốc lá từ không khí mà không trực tiếp hút thuốc lá hoặc hút thuốc lào và cũng bị tác hại gián tiếp dẫn đến những nguy cơ về bệnh ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không có ngưỡng an toàn cho việc hút thuốc lá thụ động.
Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) đã xếp khói thuốc lá vào các chất gây ung thứ bậc 1. Trong nhóm này xếp những chất mà chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại, dù chỉ là một khối lượng nhỏ, cho mình và cho người khác.
Khói thuốc được coi là độc hại nhất trong môi trường cư trú. Khi hút, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ và 20% khói thhuốc bị hút vào trong luồng chính, 80% còn lại được gọi là luồng phụ khi kéo thuốc (giữa hai lần hít vào) và khi tắt thuốc... Luồng khói phụ toả ra nhiều chất độc hại hơn.
Khói thuốc cấu tạo từ một hỗn hợp khí và bụi. Theo WHO, trong khói thuốc có khoảng 4000 chất hoá học; trong đó có 40 chất được xếp vào loại gây ung thư gồm những chất như ni-cô-tin, ô-xít các-bon, a-mô-ni-ắc, hắc ín... ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết, gây ra nhũng bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.
Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn hai giờ, ngay cả khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy nữa. Do đó, những người thường xuyên sống hoặc làm việc cạnh người dùng thuốc lá có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương dương với hút 5 điếu mỗi ngày. Theo Hiệp hội Ung thư Mĩ, cứ mỗi giờ ở cùng phòng với một người hút thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 100 lần so với việc sống 20năm trong toà nhà chứa chất độc Asen...
5. Bài tập 1, trang 122, SGK.
Vì sao tác giả đã đưa ra những số liệu đế so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị : Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?
- Về đối tượng tìm hiểu, có thể dựa vào lứa tuổi như ở bài đọc thêm số 1 (trang 122, SGK). Cũng có thể phân theo giới tính (nam, nử), nghề nghiệp hoặc hoàn cảnh gia đình (giàu có, có khó khăn riêng...).
- xVề động cơ tâm lí, có thể do những nguyên nhân khác ngoài những động cơ đã nêu trong bài đọc thêm. Cũng có thể do nhiều động cơ cùng tác động.
6. Từ năm 2005, Việt Nam đã có Nghị định 45 quy định xử phạt hành chính những hành vi hút thuốc lá ở những nơi công cộng. Theo em, vì những lí do nào mà cho đến nay, Nghị định ấy vẫn chưa có hiệu lực rõ rệt trong cuộc sống ? cần thực hiện những biện pháp gì để khắc phục tình trạng nói trên ?
Đây là đề mở, các em có thể thẳng thắn nêu ý kiến của mình, chẳng hạn :
- Nghị định 45 chưa có hiệu lực vì chưa quy định chế tài xử phạt cụ thể, vì công tác tuyên truyền còn yếu chưa làm cho toàn xã hội thấy tác hại của việc hút thuốc lá (chủ động cũng như bị động)...
- Về biện pháp, không nên đề xuất những kế hoạch to tát, thiếu tính khả thi. Trước hết là đề xuất những biện pháp có thể thực hiện được trong phạm vi gia đình, trường lớp, trong quan hệ bạn bè...
7. Bài tập 2, trang 122, SGK.
Cảm nghĩ có thể đa dạng, song cần nêu hai ý :
- Đã dính vào hê-rô-in thì dù là con cái của tỉ phú cũng có khi không thể nào chạy chữa được (mà) kết thúc là cái chết bi thảm.
- Các gia đình giàu có cần cảnh giác, chớ để cuộc sống dư dật trở thành điều kiện cho ma tuý làm hư hỏng con cái.