Trang chủ Lớp 8 SBT Ngữ văn lớp 8 (sách cũ) Tổng kết phần Văn SBT Văn lớp 8 tập 2: Giải câu...

Tổng kết phần Văn SBT Văn lớp 8 tập 2: Giải câu 1, 2, 3 trang 104 - Hãy chọn và phân tích...

Giải câu 1, 2, 3 trang 104 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Hãy chọn và phân tích (bằng một bài viết hoặc bài nói ngắn) một đoạn thơ nào đó mà em yêu thích trong số các bài Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương.. Soạn bài Tổng kết phần Văn SBT Ngữ Văn 8 tập 2 - Soạn bài Tổng kết phần Văn

1. Trong cụm văn bản thơ đã học ở lớp 8, đâu là các bài thơ cách luật (cổ điển), đâu là các bài thơ mới ? Hãy chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa hai loại thơ này.

Các văn bản thơ trữ tình đã học ở lớp 8 đều được sáng tác trong thời kì từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Đây là thời kì văn học dân tộc chuyển mình theo hướng hiện đại hoá. Thơ ca cũng có sự chuyển mình đó : ban đầu, hầu hết là thơ cách luật (cổ điển) ; tư sau năm 1930, với sự ra đời của phong trào Thơ mới, thơ Việt Nam chủ yếu là thơ mới (hiện đại) [1]

Các bài thơ cách luật (thơ cổ điển) : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, cả ba bài thơ đều ra đời trước năm 1930.

Các bài thơ mới : Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương. Các tác giả (Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh đều là những nhà thơ trong phong trào Thơ mới). Hai loại thơ này khác biệt cơ bản về hình thức nghệ thuật:

- Ba bài thơ trước đều thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ cổ điển có tính quy phạm chặt chẽ : sô” câu, số chữ được hạn định, có luật bằng trắc, phép đối, quy tắc gieo vần rạch ròi. HS cần nhớ lại luật của thể thơ này qua các bài đã học ở lớp 7 (Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà..).

- Ở ba bài sau (thơ mới), hình thức có tính linh hoạt, tự do. Thơ mới phá bỏ tính chất ước lệ, chống công thức, khuôn sáo, lời thơ tự nhiên gần với khẩu ngữ, tuy vẫn tuân thủ một số quy tắc. Ở cả ba bài Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, số chữ trong câu ở mỗi bài đều bằng nhau (ở Nhớ rừng và Quê hương, mỗi câu đều 8 chừ, ở Ông đồ, mỗi câu 5 chữ) ; đều có vần (vần liền hoặc vần cách), đều có nhịp điệu. Tức là thơ mới cũng có luật lệ, quy tắc nhất định, nhưng không quá chặt chẽ như trong thơ luật Đường. Điều đó khiến cho cảm xúc nhà thơ thể hiện thoải mái, chân thực hơn. Thơ mới tuy vẫn tiếp tục sử dụng các thể thơ truyền thống (các thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ hay lục bát) nhưng cả nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật đều mới mẻ hơn.

[1] HS cần chú ý khái niệm “thơ mới”. Khái niệm này hiện đang được sử dụng với hai hàm nghĩa : Một, đó là thơ có hình thức khá tự do, không bị gò bó trong những khuôn khổ nghiệt ngã ; gọi “thơ mới” là để phân biệt, đối lập với “thơ cũ”. Hai, “Thơ mới” là tên gọi một phong trào thơ ra đời, phát triển mạnh ở Việt Nam những năm 1932 - 1945 gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử... Đó là những thi sĩ rất trẻ, xuất thân "Tây học” ; họ chống lại lối thơ ca mà họ gọi là “thơ cũ”, xuất hiện nhiều trên sách báo khi đó, họ thây nó khuôn sáo, bị trói buộc bởi những niêm luật quá chặt chẽ. Và, họ chủ trương đổi mới thơ cá để giải phóng cho hồn thơ. Họ viết những bài thơ có hình thức phóng khoáng, tự do, tràn đầy cảm xúc và gọi đó là thơ mới”. Nhiều bài trong số đó là thơ tự do (câu dài ngắn không đều, số câu trong bài không hạn định), tuy vẫn có rất nhiều bài viết theo các thể thơ truyền thống : năm chữ, bàv chữ, lục bát... nhưng nhìn chung, cả hình thức diễn đạt và nội dung cảm xúc đều mới mẻ, tự do hơn.

2. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá Ở Côn Lôn, Ngắm trăng đều là những bài thơ đặc sắc của các nhà cách mạng lớn sáng tác trong hoàn cảnh bị tù đày. Hãy tìm những nét chung (cả về ý nghĩa tư tưỏng và hình thức nghệ thuật) của ba bài thơ ấy.

Advertisements (Quảng cáo)

Nhà ngục là nơi thử thách rất khắc nghiệt đối với hầu hết những chiến sĩ cách mạng Việt Nam đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây. Chính trong hoàn cảnh thử thách khắc nghiệt này, phẩm chất cao đẹp, khí phách anh hùng của người chiến sĩ càng ngời sáng. Các bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châụ Trinh, Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đều được sáng tác trong hoàn cảnh bị tù ngục và đều có những nét chung cơ bản :

- Thể hiện khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cách mạng.

+ Sẵn sàng chấp nhận và vượt qua mọi gian khổ của cảnh tù đày.

+ Thể hiện phong thái ung dung, thái độ bình thản và tâm hồn tự do, tinh thần lạc quan cách mạng tràn đầy trước mọi thử thách, gian nan.

- Ở mỗi bài thơ, những nét chung này được thể hiện qua một tình huống nhất định và mang sắc thái cụ thể. Chăng hạn, ở bài Ngắm trăng, đó là tình cảm thiết tha đối với thiên nhiên của người chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ, vẫn say sưa ngắm trăng qua song sắt của nhà tù tàn bạo. Cần phân tích những nét chung thống nhất của ba bài, đồng thời, nêu được nét riêng của mỗi bài.

3. Hãy chọn và phân tích (bằng một bài viết hoặc bài nói ngắn) một đoạn thơ nào đó mà em yêu thích trong số các bài Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương.

Để hoàn thành bài tập này, em cần ôn lại để hiểu đúng, hiểu sâu từng bài thơ, cần chọn và phân tích đoạn thơ nào em thật sự yêu thích, rung cảm. Khi phân tích một đoạn thơ, phải chú ý đến tính thống nhất, toàn vẹn của tác phẩm, nghĩa là đừng tách đoạn ấy khỏi mạch cảm xúc của toàn bài thơ.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)