1. Thơ “nói chí” của văn học trung đại thường biểu hiện chí khí của các bậc trượng phu anh hùng qua các hình thức sau :
a) Trực tiếp thể hiện chí khí.
b) Miêu tả một vật tầm thường, nhỏ bé (ví dụ : cái chổi, cái gậy...) nhưng lại gán cho nó những ý nghĩa lớn lao, dùng những hình ảnh khoa trương, khoáng đạt, ngầm biểu lộ ý chí, khí phách của nhà thơ.
c) Nói đến khó khăn, nguy hiểm bằng một giọng cười cợt, ngạo nghễ, xem thường.
Theo em, bài thớ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và bài Đập đá Ở Côn Lôn thuộc loại nào ? Hãy giải thích vì sao em chọn phương án đó.
a) Đọc kĩ hai bài thơ, dựa vào phương thức biểu hiện cảm xúc ở mỗi bài để lựa chọn phương án thích hợp.
b) Để giải thích sự lựa chọn của mình, nên chọn ra một vài câu thơ hoặc những hình tượng nghệ thuật cốt lõi ở mỗi bài rồi phân tích và chứng minh.
Gợi ý :
- Bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, tác giả dùng hình thức a (trực tiếp thể hiện ý chí, khí phách - các câu 5, 6) và c (nói đến khó khăn, nguy hiểm bằng một giọng cười cợt, ngạo nghễ, xem thường - các câu 1, 2 và 7, 8).
- Bài Đập đá Ở Côn Lồn dùng cả ba hình thức : a (các câu 5, 6) ; b (các câu 1, 2, 3, 4) và c (các câu 7, 8).
Chú ý : Một bài có khi sử dụng kết hợp hai hoặc cả ba hình thức ; đồng thời, có nhừng câu thơ có thể thuộc cả hai, ba loại kể trên.
2. Hãy đọc kĩ bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu và chọn ra hai câu thơ mà em cho là biểu hiện rõ nhất và hay nhất chí khí của các nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX, rồi phân tích những câu thơ đó.
- Bài tập này nhằm phát huy năng lực đọc - hiểu văn bản nghị luận của học sinh. Em hãy tập viết một đoạn văn ngắn trình bày những cảm nghĩ của mình.
- Trước hết, hãy đọc kĩ bài thơ, tìm hiểu nội dung chí khí mà tác giả muốn thể hiện, rồi lựa chọn hai câu thơ đáp ứng yêu cầu của bài tập mà em muốn phân tích. (Chú ý : Hai câu thơ được lựa chọn phải là những câu thơ hay và em thật sự tâm đắc.)
Advertisements (Quảng cáo)
- Phân tích hai câu thơ đó. Có thể theo gợi ý sau :
+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ và nội dung cảm xúc chủ đạo.
+ Vị trí câu thơ trích và nội dung ý nghĩa của câu thơ ấy.
+ Những đặc điểm về ngôn ngừ, hình ảnh, giọng điệu thơ mà em cho là có tác dụng nghệ thuật trong việc thể hiện chí khí của người tù cách mạng.
- Viết một đoạn văn ngắn thể hiện những điều em đã cảm nhận được
3*. Trong lối thơ khẩu khí, các nhà thơ thường hay dùng biện pháp tu từ nói quá (khoa trương, ngoa dụ). Em hiểu biện pháp này như thế nào ? Tác dụng nghệ thuật của nó là gì ? Hãy chọn trong bài thơ Đập đá Ở Côn Lôn hai câu thơ tiêu biểu cho thủ pháp nghệ thuật này, rồi phân tích những câu thơ đó.
- Bài tập này có khó hơn một chút, nhằm giúp em bước đầu lầm quen với những biện pháp tu từ thường dùng trong thơ trữ tình, tập nhận diện và phân tích giá trị nghệ thuật của nó trong một văn bản trữ tình.
- Trước hết, cần xác định thuật ngữ "nói quá” (đã học ở bài 9) hoặc thuật ngữ "khoa trương” (hay "ngoa dụ”). Có thể dựa theo bài giảng của thầy (cô) giáo hoặc tự tra cứu trong Từ điển Tiếng Việt & Từ điển thuật ngữ văn học.
- Nhận diện biện pháp tu từ này trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn và chọn ra hai câu thơ tiêu biểu nhất.
- Phân tích ý nghĩa của biện pháp “nói quá” trong hai câu thơ đó và tìm hiểu tác đụng nghệ thuật của nó.
Chú ý : Trong thơ khẩu khí, hiện pháp “nói quá” thường kết hợp với việc chơi chữ : dùng từ ngữ hai lớp nghĩa... ở bài này, đó là những từ nghĩa đen nói về việc đập đá làm đường của người tù khổ sai ở Côn Lôn, nghĩa bóng nói đến ý chí, khí phách phi thường của người anh hùng.
4. Khi nhiều thân sĩ yêu nước khắp Bắc, Trung Kì cũng bị đày ra Côn Đảo, Phan Châu Trinh đã ném một mảnh giây vào khám của họ, nói : “Đây là một trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ây làm trai giữa thế kỉ XX này không thể không nếm cho biết”. Dựa vào những điều đã cảm nhận từ bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, em nghĩ tác giả muôn gửi gắm điều gì qua câu nói đó ?
Chú ý : Khi Phan Châu Trinh viết những dòng này là lúc ông đã ở tù được vài ba tháng, đã nếm trải đủ mùi cay đắng qua những công việc khổ sai ở đây (đọc kĩ bài thơ). Những dòng chừ này được ném vào khám tù của các chí sĩ yêu nước khác ngay từ những ngày đầu tiên khi họ mới chân ướt, chân ráo tới Côn Đảo, mọi chuyện đều còn đang ở phía trước. Vậy thì Phan Châu Trinh muốn nhắc nhở điều gì với các bạn tù mới đến ?