Bài 1. Nêu mối liên quan giữa các giai đoạn trong quá trình hô hấp.
Mối liên quan về chức năng giữa 3 giai đoạn trong quá trình hô hấp :
- Sự thở : giúp thông khí ở phổi, duy trì nồng độ 02 và C02 trong không khí phế nang ở mức thích hợp cho sự trao đổi khí ở phổi.
- Sự trao đổi khí ở phổi : giúp cho 02 trong không khí phế nang khuếch tán vào trong máu và C02 theo chiều ngược lại, làm cho máu sau khi ra khỏi phổi về tim mang nhiều O2 hơn và ít CO2 hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí ở tế bào.
- Sự trao đổi khí ở tế bào : giúp 02 khuếch tán từ mao mạch máu vào nước mô rồi vào tế bào và CO2 khuếch tán theo chiều ngược lại
Bài 2. Hoạt động hô hấp ở người diễn ra như thế nào ?
Hoạt động hô hấp ở người đã diễn ra như sau :
- Sự thở : Nhờ hoạt động phối hợp của các cơ hô hấp làm thể tích của lồng ngực thay đổi mà ta thực hiện được sự hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới, đảm bảo nồng độ 02 và C02 trong không khí phế nang thích hợp cho sự trao đổi khí ở phổi.
- Sự trao đổi khí ở phổi : Nhờ nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu nên 02 đã khuếch tán từ phế nang vào trong máu và liên kết với Hb trong hồng cầu. Ngược lại, nồng độ C02 trong máu cao hơn trong phế nang nên CO2 đã khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Sự trao đổi khí ở tế bào : Máu giàu O2 và nghèo CO2 từ mao mạch phổi được trở về tim rồi đi tới tất cả các tế bào của cơ thể. Tại mao mạch máu quanh các tế bào, nhờ nồng độ O2 trong máu cao hơn trong nước mô và trong tế bào nên O2 đã khuếch tán từ máu vào nước mô rồi vào tế bào và ngược lại, C02 đã khuếch tán từ tế bào vào nước mô rồi vào máu.
Bài 3. Một hộ hô hấp khoẻ mạnh có thể được phản ánh qua các chỉ số nào ?
Các chỉ số phản ánh một hệ hô hấp khoẻ mạnh :
- Dung tích sống là tối đa.
Advertisements (Quảng cáo)
- Lượng khí cặn là tối thiểu.
- Số nhịp thở/1 phút là tối thiểu.
- Mỗi nhịp thở đều sâu hơn (lượng khí lưu thông lớn, lượng khí trao đổi lớn. lượng khí không được trao đổi nhỏ).
Bài 4. Cần phải rèn luyện thế nào để có hệ hô hấp khoẻ mạnh ?
Biện pháp rèn luyện để có hệ hô hấp khoẻ mạnh : Tích cực tập thể dục, thể thao phối hợp tập thở sâu để giảm số nhịp thở. Tập thường xuyên, đều đặn từ bé sẽ có các giá trị lí tưởng của các chỉ số trên.
Bài 5. Nêu các bước xử lý thích hợp khi gặp tình huống có một em nhỏ trong một nơi đông người bị ngất xỉu, mặt tím tái và ngừng hô hấp đột ngột.
- Đưa em nhỏ bị nạn ra khỏi nơi đông người.
- Tiến hành hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê hơi cao để đầu ngửa ra sau.
+ Bịt mũi nạn nhân bằng ngón cái và ngón trỏ của tay phải (hoặc trái).
+ Hít hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào miệng nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng mà vào phổi.
+ Tiếp theo là ép lồng ngực của nạn nhân cho không khí ở phổi thoát ra.
+ Người cứu nạn tiếp tục làm lại nhiều lần như trên với nhịp độ 12-20 lần/phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân được phục hồi.