Thông tin về bốn học sinh trong đội thi Hùng biện tiếng Anh của trường Trung học cơ sở Nguyễn Du được cho bởi bảng thống kê sau:
Họ và tên |
Tuổi |
Khối |
Điểm trung bình môn tiếng Anh |
Kĩ năng giao tiếp |
Lê Kinh Luân |
14 |
9 |
9,2 |
Tốt |
Trần Đăng Khoa |
13 |
8 |
9,4 |
Khá |
Nguyễn Trọng Luận |
14 |
9 |
8,8 |
Tốt |
Advertisements (Quảng cáo) Hồ Liên Biện |
12 |
7 |
9,8 |
Tốt |
a) Phân loại dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa theo tiêu chí định tính và định lượng.
b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào là định danh, dữ liệu nào là biểu thị thứ bậc?
c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là liên tục, dữ liệu nào là rời rạc?
Sử dụng kiến thức về phân loại dữ liệu theo các tiêu chí để phân loại:
- Dữ liệu định tính được chia thành hai loại:
+ Dữ liệu định danh là dữ liệu thể hiện cách gọi tên. Ví dụ: Giới tính, màu sắc, nơi ở, …
+ Dữ liệu biểu thị thứ bậc là dữ liệu thể hiện sự hơn kém. Ví dụ: mức độ hài lòng, trình độ tay nghề, khối lớp, …
Dữ liệu định lượng nhận giá trị thực và được chia thành hai loại:
+ Loại rời rạc là dữ liệu chỉ nhận hữu hạn giá trị hoặc biểu thị số đếm. Ví dụ: Cỡ giày, số học sinh, số ngày công, số vật nuôi, …
+ Loại liên tục là dữ liệu có thể nhận mọi giá trị trong một khoảng nào đó. Ví dụ: Chiều dài, khối lượng, thu nhập, thời gian, …
a) Dữ liệu định tính: Họ và tên, kĩ năng giao tiếp
Dữ liệu định lượng: Tuổi, khối, điểm trung bình môn Tiếng Anh
b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu định danh là: họ và tên, dữ liệu là biểu thị thứ bậc: Kĩ năng giao tiếp.
c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu liên tục là: điểm trung bình môn Tiếng Anh, dữ liệu rời rạc là: tuổi, khối