Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 5 trang 92 SBT Toán 8 – Chân trời sáng tạo...

Bài 5 trang 92 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2: Cường gieo một con xúc xắc cân đối 540 lần...

Sử dụng kiến thức về xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm để tính: Giả sử xác suất của biến cố A là p. Giải bài 5 trang 92 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2 - Bài tập cuối chương 9. Cường gieo một con xúc xắc cân đối 540 lần....

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cường gieo một con xúc xắc cân đối 540 lần. Số lần xuất hiện mặt 6 chấm trong 540 lần gieo đó có khả năng lớn nhất thuộc vào tập hợp nào dưới đây?

A. \(\left\{ {80;81;...;100} \right\}\).

B. \(\left\{ {101;102;...;120} \right\}\).

C. \(\left\{ {121;122;...;161} \right\}\).

D. \(\left\{ {20;21;...;40} \right\}\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Sử dụng kiến thức về xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm để tính: Giả sử xác suất của biến cố A là p. Khi thực hiện phép thử n lần thì số lần xuất hiện biến cố A sẽ gần bằng (nhưng không nhất thiết phải bằng) np.

Answer - Lời giải/Đáp án

Vì con xúc xắc cân đối đồng chất nên xác suất để xuất hiện mặt 6 chấm là: \(\frac{1}{6}\).

Vì gieo con xúc xắc 540 lần nên số lần xuất hiện mặt 6 chấm vào khoảng: \(540.\frac{1}{6} = 90\) (lần)

Vậy số lần xuất hiện mặt 6 chấm trong 540 lần gieo đó có khả năng lớn nhất thuộc vào tập hợp là: \(\left\{ {80;81;...;100} \right\}\)

Chọn A

Advertisements (Quảng cáo)