Sưu tầm tài liệu trên sách, báo, internet,….
Giới thiệu về sông Gianh và Lũy Thầy
Trong cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở Đèo Ngang. Nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là dòng Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy của nhà Nguyễn như Thành Kẻ Hạ (xã Hạ Trạch), Luỹ Thầy (thành phố Đồng Hới) ….
Trong bối cảnh cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh đầu thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn có công mở cõi về phương Nam và đương đầu với quân Trịnh nên Đào Duy Từ đã thành lập hệ thống thành lũy dựa vào địa thế hiểm trở để ngăn chặn. Đôi bờ sông Gianh vì thế đã trở thành ranh giới đàng Trong-đàng Ngoài nhiều năm, trước khi giang sơn thu về một mối ở thời Tây Sơn và thời Nguyễn. Tìm hiểu về hệ thống thành lũy này để có thể hiểu được tri thức quân sự thời cổ của cha ông ta.
Advertisements (Quảng cáo)
Lũy Thầy được Đào Duy Từ khởi công đắp vào năm Tân Hợi (1631), ở Đồng Hới, Quảng Bình. Lũy cao 12 thước, dài 10 dặm, trải dài từ núi Đầu Màu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển, có hình cong như hình cầu vồng. Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được. Cứ mỗi đoạn 40 thước lại xây một pháo đài, đặt súng Thần công án ngự. Từ đó, chiến tranh Trịnh-Nguyễn thực sự xảy ra. Sông Gianh (còn gọi là Linh Giang) là giới hạn. Khi Đào Duy Từ qua đời, chúa Nguyễn truy tặng ông là Trụ Quốc Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Lộc Khê Hầu.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1841), Lũy Thầy được sắc phong làm “Định Bắc Trường Thành” và Đào Duy Từ được truy phong làm Khai Quốc Công Thần.
Mặc dù Lũy Thầy được đắp bằng đất, nhưng là một công trình phòng thủ khá bề thế, kết hợp với con hào tự nhiên là con sông Gianh, vì thế nơi đây trở thành một phòng tuyến quân sự lợi hại. Ngay từ thời các chúa Nguyễn đã có câu ca về thành cao, hào sâu này:
“Lũy Thầy ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới, ai đào mà sâu”.