Sưu tầm tư liệu về một trong số những người lãnh đạo tiêu biểu của phongtrào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Giới thiệu những tư liệu đó vớithầy cô và bạn học.
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet,…
Giới thiệu về Hoàng Công Chất và thành Bản Phủ
Advertisements (Quảng cáo)
Vào thế kỷ XVIII, có nhân vật Hoàng Công Chất xuất thân trong một nông dân nghèo tại Thái Bình, đã dựng cờ khởi nghĩa chống triều đình chúa Trịnh với mong muốn xóa bỏ bất công, cứu giúp nhân dân.
Hoàng Công Chất cho tiến hành xây dựng thành Chiềng Lề (nay gọi là thành Bản Phủ) từ năm 1758 đến năm 1762 để làm căn cứ cho nghĩa quân tại vị trí trung tâm cánh đồng Mường Thanh. Sử sách còn ghi, thành Chiềng Lề rộng 80 mẫu, dựa lưng vào dòng sông Nậm Rốm, có đường thành đắp bằng đất trồng tre gai, bên ngoài có hào rộng từ 4-5m, sâu 10m, thành cao 5m, mặt thành rộng 4 đến 6m. Thành có 4 cửa: Tiền, hậu, tả, hữu. Ở mỗi cửa có đắp đồn cao, có vọng tiêu là nơi lính đóng. Giữa thành có phủ là nơi các thủ lĩnh nghĩa quân đóng.
Cùng với việc củng cố căn cứ Mường Thanh, tướng Hoàng Công Chất còn ra sức mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp miền Tây Bắc, xuống tới Bạch Hạc-Việt Trì ở lưu vực sông Thao, sang tới Thượng Lào, cùng với đó, ngăn chặn nguy cơ xâm lấn, quấy phá của thổ phỉ Mãn Thanh từ phía Bắc, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Mường Thanh trở thành khu trung tâm văn hóa, chính trị của đất Tây Bắc. Hoàng Công Chất làm nhiều điều tốt cho dân như chia ruộng đất cho người dân, bảo vệ dân, chống được mọi cuộc xâm lấn, duy trì an ninh trật tự trong vùng... Ông được nhân dân các dân tộc Tây Bắc tôn kính, ngợi ca: “Chúa thật yêu dân/ Chúa xây bản mường/ Ai cũng nhờ chúa mà sống yên vui”... Để ghi nhớ công ơn của tướng Hoàng Công Chất, nhân dân các dân tộc tại Mường Thanh đã lập đền thờ ông cùng các bộ tướng trong thành Bản Phủ, hàng năm mở hội cúng tế.