Một tấm bìa hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau như Hình 1. Bạn Thủy quay mũi tên và quan sát xem khi dừng lại mũi tên chỉ vào ô số mấy. Thủy ghi lại kết quả sau 120 lần thí nghiệm ở bảng sau:
a) Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mũi tên chỉ vào ô có màu trắng”.
b) Theo dự đoán, xác suất mũi tên chỉ vào mỗi ô có bằng nhau không?
c) Một người nhận định rằng xác suất mũi tên chỉ vào các ô màu xanh bằng xác suất mũi tên chỉ vào các ô màu trằng và bằng xác suất chỉ vào các ô màu đỏ. Theo em, kết quả thực nghiệm của bạn Thủy có phù hợp với nhận định đó không?
Gọi P(A) là xác suất xuất hiện biến cố A khi thực hiện một phép thử.
Gọi n(A) là số lần xuất hiện biến cố A khi thực hiện phép thử đó n lần.
Xác suất thực nghiệm của biến cố A là tỉ số n(A)n
Khi n càng lớn, xác suất thực nghiệm của biến cố A càng gần P(A).
Advertisements (Quảng cáo)
a) Ô màu trắng được đánh số 1 và số 4 nên số lần mũi tên chỉ vào ô màu trắng là:
15+23=38 (lần)
Xác suất thực nghiệm của biến cố mũi tên chỉ vào ô có màu trắng là 38120=1960.
b) Dự đoán xác suất thực nghiệm mũi tên chỉ vào mỗi ô là không như nhau.
c) Ô màu đỏ được đánh số 3 và số 6 nên số lần mũi tên chỉ vào ô màu đỏ là:
16+25=41 (lần)
Xác suất thực nghiệm của biến cố mũi tên chỉ vào ô có màu đỏ là 41120.
Ô màu xanh được đánh số 2 và số 5 nên số lần mũi tên chỉ vào ô màu xanh là:
9+32=41 (lần)
Xác suất thực nghiệm của biến cố mũi tên chỉ vào ô có màu xanh là 41120.
Vì thực nghiệm của biến cố mũi tên chỉ vào ô màu trắng khác xác suất thực nghiệm mũi tên chỉ vào ô màu đỏ và xác suất thực nghiệm mũi tên chỉ vào ô màu xanh (41120≠1960).
Do đó, kết quả thực nghiệm của bạn Thủy là chưa phù hợp với nhận định.