Hoạt động 1
Quãng đường đi được S (km) của một ô tô chuyển động với vận tốc 60km/h được cho bởi công thức S=60t, trong đó t(giờ) là thời gian ô tô di chuyển
a) Tính và lập bảng các giá trị tương ứng của S khi t nhận các giá trị lần lượt là 1; 2; 3; 4 (giờ)
b) Với mỗi giá trị của t, ta xác định được bao nhiêu giá trị tương ứng của S?
Thay các giá trị t =1; t = 2; t = 3; t = 4 vào công thức S=60t để tính các giá trị tương ứng và lập bảng
a) Ta có bảng
t (giờ) |
1 |
2 |
3 |
4 |
S (km) |
60 |
120 |
180 |
240 |
b) Với mỗi giá trị t, ta xác định được một giá trị tương ứng của S
Hoạt động 2
Nhiệt độ T (°C) tại các thời điểm t (giờ) của Hà Nội vào một ngày được cho trong bảng sau
t (giờ) |
0 |
4 |
8 |
12 |
16 |
20 |
T (°C) |
24 |
Advertisements (Quảng cáo) 25 |
27 |
30 |
28 |
27 |
a) Hãy cho biết nhiệt độ của Hà Nội vào thời điểm 12 giờ trưa ngày hôm đó
b) Với mỗi giá trị của t, ta xác định được bao nhiêu giá trị tương ứng của T
Quan sát bảng dữ liệu để trả lời các yêu cầu của bài toán
a) Nhiệt độ của Hà Nội vào 12h trưa là 30 °C
b) Với mỗi giá trị của t, ta xác định được 1 giá trị tương ứng của T
Luyện tập 1
Viết công thức tính thời gian di chuyển trên quãng đường dài 150 km với vận tốc không đổi v (km/h). Thời gian di chuyển t có phải là một hàm số của vận tốc v không? Tính giá trị của t khi v=60 (km/h)
- Công thức tính thời gian di chuyển là: \(t = \frac{{150}}{v}\)
- Công thức tính thời gian di chuyển là: \(t = \frac{{150}}{v}\)
- Thời gian di chuyển t là một hàm số của vận tốc v
- Có v=60 (km/h) => t=2.5 (giờ)
Vận dụng
Trở lại tình huống mở đầu, em hãy cho biết:
a) Tháng nào thì số lượng ô tô tiêu thụ ít nhất và số lượng ô tô tiêu thụ trong tháng đó là bao nhiêu
b) Nếu gọi y là số lượng ô tô tiêu thụ trong tháng x (x \( \in \) {1; 2; 3; 4; 5}) thì y có phải là một hàm số của x không? Tính giá trị của y khi x=5
Quan sát hình 7.1 và trả lời các yêu cầu của bài toán.
a) Tháng 4 số lượng ô tô tiêu thụ thấp nhất. Số lượng tiêu thụ trong tháng đó là 11 761 chiếc
b) y là một hàm số của x. x=5 => y=19081