Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Kết nối tri thức Giải mục 2 trang 12, 13, 14 Toán 8 tập 1 –...

Giải mục 2 trang 12, 13, 14 Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức: Đa thức nêu trong tình huống mở đầu có phải đa thức thu gọn không?...

Hướng dẫn cách giải/trả lời Câu hỏi, Luyện tập 2, Luyện tập 3, Tranh luận mục 2 trang 12, 13, 14 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức Bài 2. Đa thức. Đa thức nêu trong tình huống mở đầu có phải đa thức thu gọn không?...

Câu hỏi

Đa thức nêu trong tình huống mở đầu có phải đa thức thu gọn không?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đa thức thu gọn là đa thức không có hai hạng tử nào đồng dạng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đa thức \({x^2} + {y^2} + \dfrac{1}{2}xy\) là đa thức thu gọn vì trong đa thức không có hai hạng tử nào đồng dạng.


Luyện tập 2

Cho đa thức \(N = 5{y^2}{z^2} - 2x{y^2}z + \dfrac{1}{3}{x^4} - 2{y^2}{z^2} + \dfrac{2}{3}{x^4} + x{y^2}z\).

a) Thu gọn đa thức N.

b) Xác định hệ số và bậc của từng hạng tử (tức là bậc của từng đơn thức) trong dạng thu gọn của N.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp các hạng tử đồng dạng với nhau rồi thu gọn.

b) +) Hệ số là phần số.

+) Tổng số mũ của các biến trong đơn thức có hệ số khác 0 là bậc của đơn thức.

Answer - Lời giải/Đáp án

a)

\(\begin{array}{l}N = 5{y^2}{z^2} - 2x{y^2}z + \dfrac{1}{3}{x^4} - 2{y^2}{z^2} + \dfrac{2}{3}{x^4} + x{y^2}z\\ = \left( {5{y^2}{z^2} - 2{y^2}{z^2}} \right) + \left( { - 2x{y^2}z + x{y^2}z} \right) + \left( {\dfrac{1}{3}{x^4} + \dfrac{2}{3}{x^4}} \right)\\ = 3{y^2}{z^2} - x{y^2}z + {x^4}\end{array}\)

b) Đa thức có 3 hạng tử là: \(3{y^2}{z^2}; - x{y^2}z;{x^4}\)

Xét hạng tử \(3{y^2}{z^2}\) có hệ số là 3, bậc là 2+2=4.

Xét hạng tử \( - x{y^2}z\) có hệ số là -1, bậc là 1+2+1=4.

Xét hạng tử \({x^4}\) có hệ số là 1, bậc là 4.


Luyện tập 3

Với mỗi đa thức sau, thu gọn (nếu cần) và tìm bậc của nó.

a) \(Q = 5{x^2} - 7xy + 2,5{y^2} + 2x - 8,3y + 1;\)

b) \(H = 4{x^5} - \dfrac{1}{2}{x^3}y + \dfrac{3}{4}{x^2}{y^2} - 4{x^5} + 2{y^2} - 7.\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp các hạng tử đồng dạng với nhau rồi thu gọn.

Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) \(Q = 5{x^2} - 7xy + 2,5{y^2} + 2x - 8,3y + 1\) có bậc là 2.

b)

\(\begin{array}{l}H = 4{x^5} - \dfrac{1}{2}{x^3}y + \dfrac{3}{4}{x^2}{y^2} - 4{x^5} + 2{y^2} - 7\\ = \left( {4{x^5} - 4{x^5}} \right) - \dfrac{1}{2}{x^3}y + \dfrac{3}{4}{x^2}{y^2} + 2{y^2} - 7\\ = - \dfrac{1}{2}{x^3}y + \dfrac{3}{4}{x^2}{y^2} + 2{y^2} - 7\end{array}\)

Đa thức H có bậc là 4.


Tranh luận

Bạn Trang nêu vấn đề: Một đa thức bậc hai thu gọn với hai biến (x và y) mà mỗi hạng tử của nó đều có hệ số bằng 1 thì có nhiều nhất là mấy hạng tử? Có ba bạn trả lời như sau:

Anh: Có 3 hạng tử

Bình: Có 5 hạng tử

Chung: Có 6 hạng tử

Em hãy nêu ý kiến của mình và cho biết đó là đa thức nào.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đa thức bậc hai thu gọn với hai biến (x và y) có nhiều nhất là 6 hạng tử.

Answer - Lời giải/Đáp án

Bạn Chung đúng. Đó là đa thức \({x^2} + {y^2} + xy + x + y + 1.\)