Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thểlà sự thực bào. Tham gia hoạt động thực bào là bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào) (hình 14-1).
Hình 14-1. Sơ đồ hoạt động thực bào - mạch máu nở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm ;B. Bạch cầu hình thành crtin già bất và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rối tiêu hóa chúng
Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virut, hay trong các nọc độc của ong, rắn... Kháng thể là những phân tử prôtêin do tế bào limphô B tạo ra để chống lại các kháng nguyên.
Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chia khóa và ổ khóa, nghĩa là kháng nguyên nào thì kháng thể ấy (hình 14-2).
Hình 14-2. Tương tác kháng nguyên-kháng thể
Khi các vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limphô B (tế bào B) (hình 14-3).
Advertisements (Quảng cáo)
Hình 14-3. Sơ đồ tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên
Các vi khuẩn, virut thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và gây nhiễm cho các tế bào cơ thể sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limphô T (tế bào T độc) (hình 14- 4).
Hình 14-4. Sơ đồ hoạt động của tế bào T phá hủy tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh
II. Miễn dịch
Loài người không bao giờ bị mắc một số bệnh của các động vật khác như toi gà, lở mồm long móng của trâu bò... Đó là miễn dịch bẩm sinh.
Người nào đã từng một lần bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó (ví dụ : bệnh sởi, thủy đậu, quai bị....) thì sau đó sẽ không mắc lại bệnh đó nữa. Người ấy đã miễn dịch với bệnh đó. Đây là miễn dịch tập nhiễm (miễn dịch đạt được). Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm đều là miễn dịch tự nhiên.
Người nào đã từng được tiêm phòng (chích ngừa) vacxin của một bệnh nào đó (ví dụ : bệnh bại liệt, bệnh uốn ván, bệnh lao....), người ấy cũng có miễn dịch với bệnh đó. Đây là miễn dịch nhân tạo.