Trang chủ Lớp 8 Tiếng Anh lớp 8 Mới A Closer Look 2 trang 61 Unit 12 SGK Tiếng Anh lớp...

A Closer Look 2 trang 61 Unit 12 SGK Tiếng Anh lớp 8 mới, Làm theo nhóm 3 người. Một là Nick và người khác là bạn Nick. Hỏi và trả lời những câu...

Unit 12: Life On Other Planets – Cuộc Sống Trên Hành Tinh Khác – A Closer Look 2 trang 61 Unit 12 SGK Tiếng Anh lớp 8 mới. Làm theo nhóm 3 người. Một là Nick và người khác là bạn Nick. Hỏi và trả lời những câu hỏi Nick đã thấy gì. Sau đó tường thuật câu hỏi của người bạn và câu trả lời của Nick cho lớp.

Advertisements (Quảng cáo)

Ngữ pháp

1. Giải thích ngữ pháp

Cách dùng “may” và “might”

a) may (có thể)

2. Cách dùng:

— may có nghĩa là có thể, được dùng để xin phép một cách rất lịch sự, trang trọng.

Ex: May I come in? Tôi vào trong được không ạ?

May I use your ruler? Tôi có thể dùng cây thước của anh được không ạ?

may được dùng để diễn đạt khả năng một hành động, sự việc có thể hoặc không có thể xảy ra, khả năng này không chắc chắn lắm.

Ex: You can’t come. He may not be at home.

Bạn không thể đến. Anh ta có thể khống có ở nhà đâu.

3. Lưu ý:

–     maybe = có lẽ, là trạng từ chỉ mức độ chắc chắn.

Ex: Maybe I will go out tonight. Có lẽ tối nay tôi sẽ đi chơi.

–        may be là động từ khiếm khuyết may dùng với động từ to be

Ex: She looks boring. She may be sad.

Cô ta trông chán nản. Có lẽ cô ta đang buồn.

b)  might (có thể) Cách dùng:

–         might là quá khứ của may, khi nào cần dùng may ở quá khứ, ta dùng might, (có những động từ khiếm khuyết không có dạng quá khứ, trong bài khác các bạn sẽ biết khi nào cần dùng dạng quá khứ của các động từ khiếm khuyết)

–         Trong hiện tại, might được dùng để diễn tả khả năng một hành động, một sự việc có thể xảy ra hay không, mức độ chắc chắn “yếu” hơn may.

Ex: He might get on the taxi. I think his car is broken.

Anh ấy cỏ thể đang đi tắc xi. Tôi nghĩ là xe hơi của anh ấy bị hỏng.

–         Trong hiện tại, might có thể được dùng để đưa ra gợi ý, nhưng không chắc là người nghe sẽ thích gợi ý này.

Ex: You might try an ice-cream. Bạn có thể thử ăn kem.

–         might có thể được dùng để xin phép lịch sự trong tiếng Anh của người Anh (khác với tiếng Anh của người Mỹ), nhưng không thông dụng lắm.

Ex: Might I close the door? Tôi có thể đóng cửa được không ạ?

c)    Phân biệt lúc nào thì dùng “may”, “might”

1)  Khả năng xảy ra

Mức độ của khả năng: Cả hai từ đều nói về khả năng của một sự việc, nhưng chúng ta dùng might khi khả năng xảy ra thấp (dưới 50%), còn dùng may khi khả năng xảy ra cao hơn (trên 50%).

Ex: I may go to Ha Noi tomorrow, (khả năng cao)

Tôi có thể đi Hà Nội vào ngày mai.

She is a very busy, but I hope she might join us tomorrow, (khả năng xảy ra thấp)

Cô ấy là người rất bận rộn, nhưng tôi hy vọng cô ấy sẽ tham gia với chúng ta vào ngày mai.

2)   Chúc tụng

Khi chúc tụng ai đó hay nói về hy vọng nào đó thì chúng ta dùng may (chứ không phải might).

Ex: May you both be very happy?

Chúc cả hai thật hạnh phúc!

May God be with you?

Cầu xin thượng đế ban phước cho bạn!

* # *

1. Sử dụng may/ might để điền vào mỗi khoảng trống.

1. may/ might

Bạn có lẽ có khó khăn một chút trong việc lái xe tối nay.

2. may/ might

Tôi có lẽ có dị ứng với tôm. Tôi chưa bao giờ thử nó.

3. may/ might

Chúng ta có lẽ sẽ đi Luân Đôn nghỉ lễ, nếu chúng ta vẫn đủ tiền để thanh toán.

4. may       

Những người kiểm tra nói rằng chúng tôi có lẽ sẽ rời đi khi craỉl làm xong.

5. may/ might

Tôi không biết, nhưng tôi có lẽ sẽ đi đến buổi diễn thuyết bay không xác định.

6. may

Những học sinh có lẽ chỉ mượn 4 quyển sách cùng một lúc.

7. may/ might

Có lẽ có sự sống trên hành tinh khác

8. may
Những học sinh hơn 15 tổi có lẽ sẽ mang một điện thoại đến trường 
2. Nick nói rằng anh ấy thấy một vật thể bay không xác định. Đọc bài phỏng vấn giữa một phát thanh viên và nick, và hoàn thành những câu sau.

Người phỏng Vấn: Vậy, chính xác thì cậu đã thấy gì?

Nick: Tôi đã thấy một vật thể bay không xác định. Nó đã hạ cánh một bãi cỏ.

Người phỏng vấn: Bạn đang làm gì thì thấy nó?

Nick: Tôi đang đi dạo.

Người phỏng vấn: Nó trông như thế nào?

Nick: Nó rất to và sáng và nó trông như một cái đĩa lớn trên bầu trời.

Người phỏng vấn: Và bạn đã thấy gì khác?

Nick: Tôi đã thấy một người ngoài hành tinh bước ra khỏi vật thể bay không xác định (UFO).

Người phỏng vấn: Người ngoài hành tinh có thấy bạn không?

Nick: Tôi không biết. Khi tôi thấy nó, tôi đã trốn sau một cây to.

1.  what

Người phỏng vấn đã hỏi Nick chính xác anh ấy đã thấy gì.

2.   had seen; had landed

Nick đã trả lời rằng anh ấy đã thấy một vật thể bay không xác định (UFO). Anh ấy đã nói nó hạ cánh trên một bãi cỏ.

3. what

Người phỏng vấn hỏi Nick đã đang làm gì khi thấy vật thể bay không xác định (UFO).

4. had been going

Nick nói rằng anh ấy lúc đó đang đi dạo.

5. had looked

Người phỏng vấn hỏi nó trông như thế nào.

6. had been; had looked like

Nick nói rằng nó to và sáng và nó như một cái đĩa trên bầu trời.

7. had seen

Người phỏng vấn cũng hỏi thử rằng người ngoài hành tinh có thấy anh ấy không.

8. had hidden

Nick nói với người phỏng vấn rằng anh ấy đã nấp vào sau một cái cây.

3.   Khoanh tròn từ đúng in nghiêng để hoàn thành mỗi câu.

1. ask – từ tường thuật trong câu hỏi tường thuật là ask.

2. if – chúng ta sử dụng if khi chúng ta tường thuật câu hỏi Yes/ No.

3. before – trong câu hỏi tường thuật, chủ ngữ đứng trước động từ.

Advertisements (Quảng cáo)

4. different – thì khác nhau giữa câu trực tiếp và câu tường thuật,

* Giải thích ngữ pháp

Cách chuyển câu hỏi trực tiếp sang lời nói gián tiếp

Khi đổi câu hỏi trực tiếp sang lời nói gián tiếp ta cần thay đổi một số điểm sau:

1)   Khi đổi câu hỏi trực tiếp sang lời nói gián tiếp ta cần thay đổi một số điểm sau:

–    Thì, đại từ tính từ sở hữu, trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn thay đổi như trong câu phát biểu bình thường.

–   Thể nghi vấn của động từ đổi thành thể xác định. Do đó trong câu hỏi gián tiếp không có dấu hỏi.

Ex: He said: “Where does she live?”

Anh ấy nói: “Cô ấy sống ở đâu?”

—> He asked where she lived.

Anh ấy hỏi cô ấy sống ở đâu.

2)   Nếu động từ giới thiệu là “say” ta phải đổi nó thành một động từ hỏi như ask, inquire, wonder, want to know…

Ex: He said “Where is the bookstore?”

Anh ta nói “Nkà sách ở đâu vậy?m

—► He asked where the bookstore was.

Anh ta hỏi nhà sách ở đâu.

–    Ask, inquire, wonder cũng được dừng trong lời nói trực tiếp. Chúng được đặt ở cuối câu nói:

Ex: “Where is the bookstore?” he inquired.

Anh ta hỏi: “Nhà sách ở đâu vậy?”

3)   Theo sau “ask” có thể là đại từ chỉ người nghe.

Ex: He asked: “What have you got in your bag?”

Anh ta hỏi: “Ông đã mang gì ở trong túi xách vậy?”

—> He asked me what I had got in my bag.

Anh hỏi tôi đã mang gì trong túi xách.

Nhưng inquire, wonder, want to know không thể có túc từ gián tiếp, vì thế nếu ta muốn thuật lại câu hỏi có đề cập đến người nghe, ta phải dùng ask

Ex: He said: “Trang, when is the next train?”

Ông ta nói: “Trang, chuyến xe lửa kể tiếp là khi nào vậy?”

—> He asked Trang when the next train was.

Ông ấy hỏi Trang khi nào thì tới chuyến xe lửa tiếp theo.

Nếu ta dùng inquire, wonder, want to know ta phải bỏ Trang.

4)   Câu hỏi trực tiếp mở đầu bằng một từ nghi vấn (từ hỏi).

When, where, who, how, why… thì từ nghi vấn phải được lặp lại ở câu hỏi gián tiếp.

Ex: He said: “Why didn’t you put on the brake?”

Ông ấy hỏi: “Tại sao cô không gắn phanh vào?”


—> He asked (her) why she hadn’t put on the brake.

Ông ấy hỏi cô bé sao không gắn phanh vào.

5)   Nếu không có từ nghi vấn, ta phải dùng if hoặc whether.

Ex: “Is any there?” he said.

Anh ấy hỏi: “Có ai ở đó không’?”

 He asked if/whether anyone was there.

Anh ấy hỏi có ai ở đó không.

+ Thường ta có thể dùng cả if lẫn whether. If được dùng nhiều hơn.

Ex: “Do you know Nam?” he said.

Anh ta hỏi: “Cậu có biết Nam không’?”

—> He asked if/whether I knew Nam.

Anh ấy hỏi tôi có biết Nam không.

+ Whether có thể nhấn mạnh rằng ta phải lựa chọn.

Ex: “Do you want to go by air or sea?” the travel agent asked.

Nhân viên đại lý du lịch hỏi: “Ông muốn đi bằng máy bay hay tàu thủy vậy?”

The travel agent asked whether I wanted to go by air or by sea?

Nhân viên đại lý du lịch hỏi liệu tôi muốn đi bằng đường hàng không hay bằng đường biển?

Lưu ý:

whether or not (có hay không)

Ex: “Do you want to insure your luggage or not?”, he asked.

Ông ta hỏi: “Ông có muốn bảo hiểm hành lý hay không?”

— He asked whether or not I wanted to insure my luggage.

Anh ta hỏi tôi có muốn đảm bảo hành lý của tôi hay không.

+ Ta có thể dùng cấu trúc whether + nguyên mẫu sau các động từ wonder, want to know.

Ex: “Shall/should I wait for them or go on?” he wondered.

Anh ấy thắc mắc. “Tôi nên đợi họ hay tiếp tục đi đây?”

—► He wondered whether to wait for them or go on.

Ông ấy tự hỏi liệu nên chờ họ hay là đi về.

+ Whether được dùng trong câu có mệnh đề điều kiện để tránh trường hợp có 2 từ if.

Ex: “If you get the job will you move to Ha Noi?” Khang asked.

Khang hỏi: “Nếu xin được việc làm. cậu có dời đến Hà Nội không?”

—> Khang asked whether/if I got the job I’d move to Ha Noi.

Khang hỏi liệu tôi tìm được việc tôi có chuyển đến Hà Nội không.

* * *

4.  Đọc qua những câu hỏi bởi người phỏng vấn. Viết lại chúng như câu hỏi tường thuật.

1. The interviewer asked if he went for a walk every day.

Người phỏng vấn hỏi rằng anh ấy có đi dạo mỗi ngày không.

2. He asked how Nick had felt when he had seen the alien.

Anh ấy hoi Nick cảm thấy như thế nào khi thấy người ngoài hành tinh

3. He asked what the alien had looked like.

Anh ấy hỏi người ngoài hành tinh trông như thế nào.

4. He asked why Nick hadn’t taken a photo of the alien.

Anh ấy hỏi vì sao Nick không chụp hình người ngoài hành tinh.

5. The interviewer asked how long the UFO had stayed there.

Người phỏng vấn hỏi vật thể bay không xác định (UFO) ở đó bao lâu,

6. The interviewer asked if Nick had seen any UFO since then.

Người phỏng vấn hỏi Nick đã thấy bất kỳ vật thể bay không xác định (UFO) kể từ đó chưa.

5. Làm theo nhóm 3 người. Một là Nick và người khác là bạn Nick. Hỏi và trả lời những câu hỏi Nick đã thấy gì. Sau đó tường thuật câu hỏi của người bạn và câu trả lời của Nick cho lớp.