Trang chủ Lớp 9 Giáo dục công dân 9 - Cánh diều Câu hỏi Khám phá 2 trang 13 GDCD 9 Cánh diều: Dựa...

Câu hỏi Khám phá 2 trang 13 GDCD 9 Cánh diều: Dựa vào những biểu hiện của khoan dung, em hãy nhận xét về thái độ...

Em đọc kĩ các trường hợp kết hợp quan sát hình ảnh để đưa ra nhận xét của bản. Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi Khám phá 2 trang 13 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Cánh diều - Bài 2. Khoan dung.

Question - Câu hỏi/Đề bài

Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1

Bạn K đã được cả nhóm giao nhiệm vụ xây dựng bài thuyết trình. Tuy nhiên, do chủ quan và thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài thuyết trình của K không tốt và bị phê bình. K cảm thấy có lỗi với nhóm và tự trách mình đã không hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao.

Trường hợp 2

T và H từng là bạn thân của nhau. Một lần, T đã vô tình gây ra lỗi với H. Hối hận vì lỗi lầm của mình, T đã sửa chữa và nhiều lần xin lỗi H nhưng H vẫn không chấp nhận

a. Dựa vào những biểu hiện của khoan dung, em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp trên. Theo em, thái độ, hành vi của bạn nào thể hiện lòng khoan dung?

b. Từ hai trường hợp trên, em hãy nêu các việc làm thể hiện lòng khoan dung và những việc làm chưa khoan dung của bản thân

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a. Em đọc kỹ các trường hợp kết hợp quan sát hình ảnh để đưa ra nhận xét của bản thân.

b. Em liên hệ thực tế để nêu những việc làm tương ứng

Answer - Lời giải/Đáp án

Trường hợp

Nhận xét

1

Bạn K nhận thấy lỗi lầm của mình và đã xin lỗi các bạn trong nhóm. Các bạn trong nhóm không trách mà động viên K đừng buồn

=> Thể hiện sự khoan dung

2

Dù T đã nhận ra lỗi và sửa chữa nhiều lần nhưng H vẫn không chấp nhận

=> Thể hiện sự thiếu khoan dung

b.

Việc làm thể hiện sự khoan dung

Việc làm thể hiện sự thiếu khoan dung

- Tha thứ cho bạn khi họ phạm lỗi, hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai lầm

- Giúp đỡ bạn sửa chữa lỗi lầm thay vì trách móc hoặc xa lánh

- Lắng nghe và chấp nhận lời xin lỗi từ người khác

- Thông cảm với những khó khăn và áp lực mà người khác đang phải đối mặt

- Từ chối lắng nghe và chấp nhận lời xin lỗi của người khác

- Trách móc và chỉ trích bạn bè một cách gay gắt khi họ mắc sai lầm mà không cố gắng hiểu tình huống của họ

- Giữ mối hận thù hoặc ác cảm với người đã từng làm tổn thương mình, dù họ đã hối hận và xin lỗi

- Không cho người khác cơ hội sửa sai và cải thiện bản thân sau khi họ đã mắc lỗi