Mở đầu
Gợi ý giải câu hỏi Mở đầu trang 54
Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia hoạt động kinh doanh.
Em tìm kiếm thêm các thông tin trên sách báo, internet để trả lời
Quyền của công dân khi tham gia hoạt động kinh doanh
- Tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệm và địa điểm kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật
- Quyền sở hữu tài sản hợp pháp và sử dụng tài sản đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh
- Bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực kinh doanh như vốn, đất đai, cơ sở hạ tầng
- Tự chủ trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh như chiến lược kinh doanh, tuyển dụng, tiếp thị, quảng cáo, dịch vụ, giá cả
Nghĩa vụ của công dân khi tham gia hoạt động kinh doanh
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đăng kí kinh doanh, giấy phép kinh doanh và các quy định pháp luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh
- Nộp thuế và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật
Khám phá 1
Gợi ý giải câu hỏi Khám phá 1 trang 54
Em hãy đọc thông tin, các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Thông tin.
Trích Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Điều 33.
Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cầm.
TríchLuật Doanh nghiệp năm 2020
Điều 7. Quyền của doanh nghiệp
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động nghề, lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Trích Luật Đầu tư năm 2020
Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh 1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a. Kinh doanh các chất ma tuý quy định tại Phụ lục I của Luật này.
b. Kinh doanh các loại hoá chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này.
c. Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này.
d. Kinh doanh mại dâm.
đ. Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người.
e. Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
g. Kinh doanh pháo nổ.
h. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Trường hợp 1.
Anh H mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng (có đăng kí kinh doanh). Nhưng một thời gian sau, anh H đã chủ động nhập thêm các mặt hàng đồ điện gia dụng để bán mà không đăng kí thay đổi, bổ sung mặt hàng kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp 2.
Bà N là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Vì tham lợi nhuận cao nên bà N đã nhập hàng giả để kinh doanh. Qua hoạt động kiểm tra, Chi cục Quản lý thị trường đã phát hiện sai phạm này và xử phạt bà N số tiền 50 triệu đồng, đồng thời, tịch thu, tiêu huỷ toàn bộ số hàng giả.
Em cần biết
Nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh bao gồm: tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp và người tiêu dùng; tuân thủ các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.
- Em hãy đánh giá hành vi của chủ thể trong các trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh công dân không. Giải thích vì sao.
Em đọc kĩ các thông tin và trường hợp để đánh giá hành vi của các chủ thể. Giải thích lý do cụ thể
Trường hợp 1. Hành vi của anh H không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều 7, doanh nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo việc kinh doanh diễn ra hợp pháp và được giám sát.
Trường hợp 2. Hành vi của bà N hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh. Cụ thể, mặc dù mọi người có quyền tự do kinh doanh, nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Việc nhập và kinh doanh hàng giả là vi phạm pháp luật, vì nó không chỉ vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng mà còn gây hại cho thị trường kinh doanh lành mạnh.
Khám phá 2
Giải câu hỏi Khám phá 2 trang 55
Em hãy đọc thông tin và trường hợp sau để thực hiện yêu cầu
Trường hợp.
Anh D kí hợp đồng lao động làm việc cho Công ty P với mức lương 25 triệu đồng mỗi tháng. Sau một năm làm việc, phòng Tài chính kế toán thông báo cho anh D về việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, anh D có thể thực hiện hoặc uỷ quyền cho công ty quyết toán thay. Tuy nhiên, do anh mãi lo công việc nên đã không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng thời hạn.
Advertisements (Quảng cáo)
- Em hãy phân tích hành vi vi phạm trong việc nộp thuế của anh D ở trường hợp trên.
- Em hãy cho biết vì sao việc nộp thuế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân.
Em đọc kĩ thông tin trong sách để trả lời câu hỏi
Hành vi vi phạm trong việc nộp thuế của anh D
- Không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng thời hạn
- Không ủy quyền cho công ty thực hiện quyết toán thay
Việc nộp thuế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân vì nó giúp đóng góp vào ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn lực cho các dịch vụ công và phát triển xã hội. Đồng thời, nộp thuế đúng quy định giúp công dân tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt. Ngoài ra, công dân còn được hưởng các dịch vụ công, góp phần tạo sự công bằng xã hội và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Luyện tập 1
Gợi ý giải câu hỏi Luyện tập 1 trang 57
Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Nộp thuế là trách nhiệm của doanh nghiệp
b. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp
c. Kinh doanh không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân mà còn đóng góp cho xã hội
d. Cá nhân, tổ chức phải kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí với cơ quan nhà nước
Em đọc kĩ các ý kiến và dựa vào kiến thức đã học trong bài để đưa ra quan điểm cá nhân. Giải thích cụ thể
a. Không đồng tình. Vì nộp thuế là trách nhiệm của mọi công dân, không chỉ riêng doanh nghiệp
b. Không đồng tình. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, nhưng không hoàn toàn không ai có quyền can thiệp. Pháp luật quy định rõ ràng về các điều kiện, quy định kinh doanh để đảm bảo trật tự kinh doanh và quyền lợi của cộng đồng
c. Đồng tình. Bằng cách tạo ra nguồn thu nhập và việc làm, doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ cho các hoạt động xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội.
d. Đồng tình. Đây là quy định pháp luật để đảm bảo trật tự kinh doanh, an ninh và tránh các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh
Luyện tập 2
Hướng dẫn giải câu hỏi Luyện tập 2 trang 58
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
Nhằm mục đích tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, chị H – cán bộ Cục Thuế tỉnh A, thường xuyên tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế. Cụ thể, tại cơ quan, chị đã hướng dẫn người nộp thuế hiểu thêm về các chính sách và thủ tục hành chính thuế, nhất là các quy định mới được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung. Nhờ vậy, chị H đã hỗ trợ cho nhiều cá nhân, tổ chức biết rõ các thông tin về thuế và giúp họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình.
- Chị H đã làm gì để thực hiện trách nhiệm của công dân về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế?
Em đọc kĩ tình huống để trả lời câu hỏi
Chị H đã:
- Cung cấp thông tin chi tiết về các chính sách và thủ tục hành chính thuế, giúp người nộp thuế hiểu rõ hơn về các quy định mới được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung.
- Giúp đỡ người nộp thuế trong việc hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của họ
Vận dụng 1
Hướng dẫn giải câu hỏi Vận dụng 1 trang 58
Em hãy thiết kế thông điệp về ý nghĩa của việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Em liên hệ thực tế để hoàn thành bài tập
Vận dụng 2
Gợi ý giải câu hỏi Vận dụng 2 trang 58
Em hãy viết một bài phân tích, đánh giá về một hành vi vi phạm pháp luật trong thực tế mà em biết (có thể sưu tầm từ trên báo, mạng xã hội,…) về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. Từ đó rút ra bài học cho bản thân
Em liên hệ thực tế để hoàn thành bài tập
Trên thị trường hiện nay, việc kinh doanh chân gà mà không đảm bảo an toàn vệ sinh là một vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Hành vi này không chỉ gây nguy cơ lây lan các bệnh tật mà còn ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của ngành thực phẩm.
Sản phẩm chân gà được kinh doanh mà không tuân thủ các quy định về vệ sinh thực phẩm có thể chứa đựng vi khuẩn, vi rút gây hại cho sức khỏe. Các điều kiện lưu trữ, vận chuyển và xử lý không đảm bảo an toàn có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc sản phẩm bị ô nhiễm. Sử dụng chân gà không an toàn vệ sinh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, nhiễm khuẩn và nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu có thể là nhóm dễ bị tổn thương nặng nề nhất.
Hành vi kinh doanh chân gà không đảm bảo an toàn vệ sinh đặt ra một loạt vấn đề đáng quan ngại về sức khỏe cộng đồng và uy tín của ngành thực phẩm. Việc này không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là vi phạm đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và cá nhân.
Trong thời đại hiện nay, sự minh bạch và trung thực trong kinh doanh là yếu tố quan trọng để xây dựng lòng tin và uy tín của doanh nghiệp. Việc tuân thủ các quy định về vệ sinh thực phẩm không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là trách nhiệm đạo đức và xã hội của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta cần nhìn nhận và thực hiện kinh doanh một cách trách nhiệm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng và góp phần xây dựng một xã hội văn minh và phát triển bền vững.