Trang chủ Lớp 9 SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ) Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Ngôn ngữ và giọng...

Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Ngôn ngữ và giọng điệu nổi bật của Bài thơ về tiểu đội xe không kính...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 84 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Em có nhận xét gì về nhan đề (tên gọi) tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?. Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính SBT Ngữ Văn 9 tập 1

1. Em có nhận xét gì về nhan đề (tên gọi) tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?

Nhan đề bài thơ có hai điểm đáng chú ý :

- Hình ảnh rất độc đáo : những chiếc xe không kính.

- Từ "bài thơ” trong nhan đề có vẻ như thừa. Nhưng thực ra từ đó lại nằm trong chủ định của tác giả và tạo nên một liên kết giữa hai điều có vẻ xa lạ với nhau : "bài thơ” và "xe không kính”. Những chiếc xe không kính tưởng như chẳng có gì nên thơ, vậy mà ở đây tác giả lại sáng tạo được một bài thơ về tiểu đội xe không kính. Nhà thơ đã tìm ra chất thơ ở những điều tưởng chừng rất khô khan, trần trụi - đó chính là chất thơ từ hiện thực gian khổ, ác liệt ở nơi chiến trường.

2. Phân tích khổ thứ hai của bài thơ để thấy rõ tác giả miêu tả rất cụ thể và sinh động cảm giác của người lái xe trên chiếc xe không kính.

Khổ thơ đã miêu tả cụ thể và chính xác cảm giác của người lái xe trên chiếc xe không kính. Không còn kính chắn gió, người lái xe tiếp xúc trực tiếp với ngoại cảnh và mọi cảm giác đều trở nên mạnh hơn, nhanh hơn (gió vào xoa mắt đắng, con đường chạy thẳng vào tim). Khổ thơ diễn tả được cảm giác về tốc độ trên chiếc xe đang lao nhanh, nên cả trời sao và cánh chim cũng "như sa, như ùa” vào buồng lái.

3. Ngôn ngữ và giọng điệu của Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đặc điểm gì nổi bật ? Ngôn ngữ và giọng điệu ấy đã có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ?

Advertisements (Quảng cáo)

Ngôn ngữ của bài thơ gần với lời nói thường, mang tính khẩu ngữ, tự nhiên, sinh động và khoẻ khoắn. (Em tìm nêu những câu thơ gần như câu nói thường, những từ mang tính khẩu ngữ.)

Giọng tự nhiên, trẻ trung, có vẻ tinh nghịch pha một chút ngang tàng. Ngôn ngữ và giọng điệu ấy rất phù hợp với việc khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trẻ trung, hiên ngang, bất chấp nguy hiểm, khó khăn.

4. Câu 4, trang 133, SGK.

Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí.

- Nêu cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh những người lính lái xe qua bài thơ. cần chú ý những điểm nổi bật ở họ : tư thế ung đung, chủ động, tinh thần coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy, ý chí chiến đấu vì thống nhất Tổ quốc. Không cần phân tích đầy đủ hình ảnh người lính lái xe mà cần nêu cảm nghĩ thành thực của mình về hình ảnh ấy.

- So sánh hai hình ảnh người lính cần chú ý sự khác biệt của hai giai đoạn lịch sử (kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ) ; nhiệm vụ khác nhau của mỗi người lính (lính bộ binh và lính lái xe); chủ đích của tác giả (một bên là ngợi ca tình đồng chí đồng đội, một bên là khắc hoạ vẻ đẹp hiên ngang của người lính lái xe). Nhưng hai hình ảnh người lính vẫn có điểm chung của người lính cách mạng : lí tưởng chiến đấu cao cả, ý chí vượt lên mọi khó khăn thiếu thốn, gian khổ, tinh thần lạc quan, tình đồng đội.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)