Cho ba đường tròn (O ; R), (O’ ; R) và (O’’ ; R’’) đôi một tiếp xúc ngoài nhau. Tính R, R’ và R’’ biết OO’ = 5 cm, OO” = 6 cm và O’O’’ = 7 cm.
Đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) và \(\left( {O’;R’} \right)\) tiếp xúc ngoài với nhau \( \Leftrightarrow OO’ = R + R’\).
Advertisements (Quảng cáo)
Do \(\left( O \right)\) và \(\left( {O’} \right)\) tiếp xúc ngoài nên \(R + R’ = OO’ = 5\)
Do \(\left( O \right)\) và \(\left( {O”} \right)\) tiếp xúc ngoài nên \(R + R” = OO” = 6\)
Do \(\left( {O’} \right)\) và \(\left( {O”} \right)\) tiếp xúc ngoài nên \(R’ + R” = O’O” = 7\)
Từ đó ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}R + R’ = 5\\R + R” = 6\\R’ + R” = 7\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}R’ - R” = - 1\\R’ + R” = 7\\R + R” = 6\end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2R’ = 6\\R’ + R” = 7\\R + R” = 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}R’ = 3\\R” = 4\\R = 2\end{array} \right.\)
Vậy \(R = 2cm,\,\,R’ = 3cm,\,\,R” = 4cm\).
Baitapsgk.com