Trang chủ Lớp 9 SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ) Sự phát triển của từ vựng trang 33 SBT Văn lớp 9:...

Sự phát triển của từ vựng trang 33 SBT Văn lớp 9: Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ ...là những từ nhiều nghĩa...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 33 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Khi nói "Trong nhiệm kì 2008 - 2009, Việt Nam giữ một ghế không thường trực ở Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc” thì từ ghế được dùng theo nghĩa gì ?. Soạn bài Sự phát triển của từ vựng SBT Ngữ Văn 9 tập 1

1. Bài tập 1, trang 56 - 57, SGK.

Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định :

   - Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc.

   - Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

   - Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

a)

Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.

   (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b) Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự "Hội khoẻ Phù Đổng”.

c)

Dù ai nói nga nói nghiêng,
Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.

       (Ca dao)

d)

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Từ chân trong những cụm từ như chân người, chân động vật được dùng theo nghĩa gốc. Trước hết, em tìm xem ở câu nào từ chân được dùng theo nghĩa như vậy ; sau đó xác định trong số những câu còn lại, từ chân chỉ sự vật có quan hệ tương đồng (giống nhau) hay quan hệ tương cận (gần nhau) với chân người, chân động vật để biết từ này chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ.

2. Bài tập 2, trang 57, SGK.

   Từ điển tiếng Việt (Sđd) định nghĩa từ trà như sau:
Trà : búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha nước uống. Pha trà. Ấm trà ngon. Hết tuần trà.
Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như : trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng).

Cần phân tích xem trong những cách dùng như : trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng), nghĩa của từ trà có giống hoàn toàn với nghĩa gốc đã nêu trong Từ điển tiếng Việt hay không ?

3. Bài tập 3, trang 57, SGK.

   Từ điển tiếng Việt (Sđd) nêu nghĩa gốc của từ đồng hồ như sau:

Đồng hồ : dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác. Đồng hồ đeo tay. Đồng hồ báo thức.
Dựa vào những cách dùng như : đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng... hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ.

Để nêu được nghĩa chuyển của từ đồng hồ trong những cách dùng như : đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng... từ đồng hồ, cần xem trong những cách dùng mới đó, từ đồng hồ còn giữ được nét nghĩa ban đầu nào và thay đổi đối tượng đo đếm như thế nào.

4. Bài tập 4, trang 57, SGK.

Advertisements (Quảng cáo)

Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

Trước hết, em phải tìm ví dụ để chứng minh các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua nghĩa gốc và tìm những câu trong đó từ đang xét được dùng theo nghĩa chuyển.

 Chẳng hạn, hội chứng có nghĩa gốc là "tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh”, ví dụ : "Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp.”. Nhưng trong những câu như : "Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế”, hội chứng không được dùng theo nghĩa gốc như đã nêu trên, mà được dùng theo nghĩa chuyển là "tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi”.

5. Bài tập 5, trang 57, SGK.

Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

Đọc hai câu thơ sau :

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào ? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao ?

   Trong hai câu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy  một mặt trời trong lăng rất đỏ.”, tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mốii quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng (Bác Hồ và mặt trời) theo cảm nhận của mình.

   Muốn biết đây có phải là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa hay không, em cần xác định xem sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ đó có làm cho từ thêm nghĩa mới và nghĩa đó được đưa vào giải thích trong từ điển hay không.

6. Đọc hai câu thơ sau của Nguyễn Trãi :

     Ngày xem hoa rụng chăng cài cửa

Tối rước chim về mựa lạc ngàn.

                                                                                                    (Quốc âm thi tập)

Trong hai câu thơ trên, có từ nào em không hiểu ? Vì sao ?

Trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi có những từ cổ hiện không còn được dùng trong tiếng Việt hiện đại. Vì thế hầu hết người Việt hiện nay không hiểu nghĩa của những từ này.

7. Khuất tất vốn có nghĩa là "quỳ gối, luồn cúi”. Trong câu "Việc làm ăn của công ty có nhiều điều khuất tất. ", từ này có nghĩa gì ? Có thể giải thích như thế nào về hiện tượng này ?

Trong câu "Việc làm ăn của công ty có nhiều điều khuất tất”, từ khuất tất không có nghĩa là "quỳ gối, luồn cúi” mà có nghĩa là gian dối, không rõ ràng, minh bạch. Nghĩa "quỳ gối, luồn cúi” hiện không còn được dùng nữa. Có thể gọi đó là nghĩa cổ.

8. Từ hai cách nói : “Tháng tám trời nóng1”  và “Ông ấy tính nóng2”, em có nhận xét gì về nghĩa của nóng1 và nóng2 ?

Phương thức phát triển nghĩa của từ nóng, từ nóng1 đến nóng2 gọi là gì ?

Nghĩa nóng đã phát triển từ nóng dựa trên sự tương đồng giữa cái nóng của thời tiết và cái nóng của tính cách, đây là phương thức phát triển nghĩa của từ theo lối ẩn dụ.

9. Khi nói "Trong nhiệm kì 2008 - 2009, Việt Nam giữ một ghế không thường trực ở Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc” thì từ ghế được dùng theo nghĩa gì ?

Để giải bài tập này, HS cần thấy được rằng đã có một quá trình chuyển nghĩa theo lối hoán dụ khi người nói dùng vị trí (ghế) để chỉ chức năng của người ở vị trí ấy (Việt Nam).

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: