Bài tập
1. Bài tập 1, trang 74, SGK.
Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu x + tặc ở trên (mục I.2).
Có thể chọn những mô hình có khả năng tạo ra nhiều từ ngữ mới như : x + hoá (ô xi hoá, lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá..). Em hãy tự tìm thêm những mô hình tương tự.
2. Bài tập 2, trang 74, SGK.
Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây, giải thích nguồn gốc, cách cấu tạo, nghĩa của các từ ngữ ấy.
Có thể chọn những từ ngữ như :
- Công viên nước : công viên trong đó chủ yếu có những trò chơi dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo...
- Đa dạng sinh học : (tính) phong phú, đa dạng về nguồn gen, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.
Em tự tìm thêm những từ ngữ tương tự.
3. Bài tập 3, trang 74, SGK.
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 (bài Từ mượn, trong Ngữ văn 6, tập một, tr. 24) và lớp 7 (bài Từ Hán Việt, trong Ngữ văn 7, tập một, tr. 69 và 81), hãy chỉ rõ trong các từ sau đây, từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu : mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.
Nhìn chung, các âm tiết trong một từ đa tiết mượn của các ngôn ngữ châu Âu thường không có nghĩa (ví dụ, xà và phòng trong xà phòng đều không có nghĩa) ; còn các âm tiết trong một từ đa tiết mượn của tiếng Hán thường có nghĩa (ví dụ, trong biên phòng, biên có nghĩa là "biên giới”, còn phòng có nghĩa là "giữ gìn”). Trên cơ sở đó, em hãỵ xác định những từ mượn của tiếng Hán và những từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu trong số các từ cho sẵn.
4. Bài tập 4, trang 74, SGK.
Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề : Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không ?
Thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh chúng ta luôn luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo. Là công cụ nhận thức và giao tiếp của con người, ngôn ngữ không thể không phản ánh sự vận động và phát triển đó. Ví dụ, khi trong đời sống của người Việt xuât hiện loại phương tiện đi lại có hai bánh, chạy bằng động cơ thì tiếng Việt phải có từ ngừ tương ứng để biểu thị : xe máy (xe gắn máy).
5. Hãy cho ví dụ về một số từ ngữ mới được tạo ra trong thời gian gần đây liên quan đến công nghệ thông tin.
Trong công nghệ thông tin, có nhiều từ ngữ mới đã được tạo ra như : phần mềm (chỉ các chương trình viết cho máy tính chạy), phần cứng (chỉ các bộ phận câu thành máy tính), chát (trao đổi trực tuyến thông qua những chương trình như Yahoo Messenger, MSN Messenger...), sâu máy tính, vi-rút máy tính (chỉ các chương trình được viết ra nhằm mục đích xấu, thâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống máy tính của người khác) v.v...
6. Trong số những từ ngữ mới được tạo ra có liên quan đến công nghệ thông tin, hãy kể tên một số từ ngữ mượn của nước ngoài.
Những từ ngữ mượn của nước ngoài như : chát (chat), vi-rút (virus), mê (megabyte), ghi (gigabyte) v.v...