Sử dụng dữ liệu sau để trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Dữ liệu về điểm thi học kì môn Toán của 40 học sinh lớp 9D được cho như sau:
8, 7, 9, 8, 7, 6, 5, 3, 10, 9, 8, 7, 7, 8, 8, 9, 6, 5, 7, 10,
9, 8, 6, 8, 9, 10, 6, 7, 2, 8, 7, 6, 9, 10, 8, 8, 6, 5, 9, 7.
Câu 1
Tần số xuất hiện của điểm 8 trong dãy dữ liệu trên là
A. 8.
B. 9.
C. 10.
D. 11.
Số 8 xuất hiện bao nhiều lần trong dãy dữ liệu thì đó là tần số xuất hiện của điểm 8 trong dãy dữ liệu.
Số 8 xuất hiện 10 lần nên tần số xuất hiện của điểm 8 trong dãy dữ liệu trên là 10
Chọn C
Câu 2
Tần số tương đối xuất hiện của điểm 10 trong dãy dữ liệu trên là
A. 5%.
B. 10%.
Advertisements (Quảng cáo)
C. 15%.
D. 20%.
Để tính tần số tương đối xuất hiện điểm 10, ta tính tỉ số phần trăm giữa tần số xuất hiện điểm 10 và 40.
Tần số của điểm 10 trong dãy dữ liệu là 4
Tần số tương đối xuất hiện của điểm 10 trong dãy dữ liệu trên là: \(\frac{4}{{40}}.100\% = 10\% \).
Chọn B
Câu 3
Để biểu diễn số lượng học sinh theo điểm thi môn Toán đạt được ta không thể dùng biểu đồ nào?
A. Biểu đồ cột kép.
B. Biểu đồ tần số dạng cột.
C. Biểu đồ tần số dạng đoạn thẳng.
D. Biểu đồ tranh.
Biểu đồ cột kép dùng để biểu diễn từng cặp số liệu của hai (hoặc nhiều) bộ dữ liệu cùng loại
Không thể dùng biểu đồ cột kép để biểu diễn bảng thống kê trên vì biểu đồ cột kép dùng để hai dữ liệu cùng loại trở lên, còn bảng thống kê này chỉ có 1 dữ liệu.
Chọn A