Câu hỏi/bài tập:
Phân tích tính cách của nhân vật Vũ Thị Thiết, Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương và cho biết tính cách của nhân vật Trương Sinh đã góp phần làm nổi bật tính cách của Vũ Thị Thiết như thế nào.
a. Đọc kỹ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương, chú ý đặc điểm, nét tính cách của từng nhân vật.
b. So sánh đặc điểm, tính cách của Vũ Thị Thiết với Trương Sinh để không chỉ thấy sự khác biệt giữa hai nhân vật mà còn thấy sự tương tác của đặc điểm tính cách trong hai nhân vật này.
Vũ Thị Thiết là nhân vật chính trong truyện, là hiện thân cho người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng chịu oan khuất vô lí do thói ghen tuông mù quáng của người chồng trong xã hội cũ. Trương sinh là hiện thân của người chồng trong xã hội nam quyền, hồ đồ, gây oan khiên, đau khổ cho người phụ nữ và tự mình làm tan vỡ hạnh phúc gia đình mình. Tính cách của nhân vật Trương Sinh góp phần làm nổi bật tính cách của nhân vật Vũ Thị Thiết.
Về tính cách của nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh, em có thể phân tích theo gợi ý từ hai bảng sau:
Nhân vật Vũ Thị Thiết
Các biểu hiện của đặc điểm tính cách |
Chi tiết, hành động tiêu biểu |
Tính cách |
Qua lời giới thiệu nhân vật: xinh đẹp, nết na. |
“Tính đã thùy mị, nết na” lại thêm “tư duy tốt đẹp.” |
Vũ Thị Thiết là nhân vật chính trong truyện, là hiện thân cho người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng chịu oan khuất vô lí do thói ghen tuông mù quáng của người chồng. |
Qua hành động, việc làm trong hoàn cảnh chồng đi chinh chiến: Đảm đang, tận tình, chu đáo. |
Phụng dưỡng mẹ chồng già yếu, bệnh tật; lo toan mẹ chu toàn khi về già, chăm nuôi con nhỏ khôn lớn,... |
|
Qua sự ghen tuông, cách đối xử của Trương Sinh: người chịu oan khổ, thiệt thòi, bị đối xử tàn nhẫn, phải tìm đến cái chết. |
- Chịu oan một bề, mọi lời phân trần (với Trương Sinh) đều vô hiệu. - Phải kêu oan cùng với trời đất (lời độc thoại, mình nói với mình, với trời đất). - Phải tìm cái chết trên bến Hoàng Giang. Advertisements (Quảng cáo) - Khi sự thật sáng tỏ thì đã quá muộn màng |
|
Qua lời mẹ chồng, hàng xóm và cuộc trở về trên dòng sông: độ lượng, nết na, được giải oan nhưng vẫn phải sống ở thế giới khác. |
- Mẹ chồng cảm kích, thấy nàng xứng đáng có cuộc sống tương lai hạnh phúc: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia chẳng quyết phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. - Hàng xóm bênh vực thanh minh dùm nàng; Linh Phi cứu nàng. - Cuộc trở về trang trọng như một sự tôn vinh (cảnh tượng Vũ Thị hiển linh giữa dòng sông...). |
Nhân vật Trương Sinh
Các biểu hiện của đặc điểm, tính cách |
Chi tiết, hành động tiêu biểu |
Tính cách |
Qua lời giới thiệu nhân vật: thói ghen tuông ngờ vực. |
Có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức. |
Trương sinh là hiện thân của người chồng trong xã hội nam quyền, hồ đồ, gây oan khiên, đau khổ cho người phụ nữ và tự mình làm tan vỡ hạnh phúc gia đình mình. |
Qua cách đối xử với vợ khi đi chinh chiến về |
Chỉ nghe lời nói ngây thơ của đứa bé mà không tin lời giải thích của vợ, lời bênh vực vợ của hàng xóm. |
|
Qua việc nhận biết sự thật và gặp vợ lần cuối. |
Lập đàn giải oan cho vợ ở bến sông. |
Tác phẩm văn học luôn có tính chỉnh thể nhằm tập trung thể hiện nội dung bao quát. Theo đó, các chi tiết, yếu tố, bộ phận, nhân vật trong tác phẩm luôn luôn được đặt cạnh nhau nhằm tương tác, hỗ trợ nhau và khơi sâu chủ đề, tư tưởng, thông điệp của tác phẩm.
Giữa nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh cũng có sự tương tác, hỗ trợ như vậy. Tuy là nhân vật phụ nhưng tính cách của Trương Sinh đã góp phần làm nổi bật thêm cho tính cách, số phận của nàng Vũ Thị. Theo quan hệ nhân (thói quen mùi quáng, gia trưởng của Trương) - quả (nỗi oan khuất, số phận bất hạnh của Vũ Thị).
Ví dụ:
- Qua lời giới thiệu dự báo: “tính đa nghi đối với vợ, phòng ngừa quá sức” ở Trương Sinh trong sự tương phản với “tính đã thùy mị, nết na” lại thêm “tư dung tốt đẹp” sẽ mang lại sự oan khổ cho nàng và sự tan vỡ của hạnh phúc gia đình.
- Sự chu toàn, đảm đang, tấm lòng chung thủy của Vũ Thị Thiết được đổi lại bằng thái độ mù quáng, hời hợt, ruồng bỏ tàn nhẫn của Trương Sinh; cho thấy Vũ Thị Thiết phải chịu đựng bất công, an khổ vô lí đến mức nào.