Câu 1
Trình bày khái niệm kiểu bài văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Dựa vào khung Tri thức về kiểu bài (SGK/46)
Phân tích một tác phẩm văn học (nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó) thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lý lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.
Câu 2
Với kiểu bài văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, cần lưu ý điều gì khi phân tích nội dung chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật?
Dựa vào khung Tri thức về kiểu (SGK/46) bài kết hợp với những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình viết.
Với kiểu bài văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật, cần lưu ý:
- Về kĩ năng phân tích nội dung chủ đề: cần xác định chủ đề và các căn cứ để xác định chủ đề, sau đó soi chiếu chủ đề vào các khía cạnh nội dung và nghệ thuật của văn bản để nhận xét, đánh giá về ý nghĩa, giá trị của chủ đề. Có thể thực hiện như sau: gọi tên chủ đề → phân tích các khía cạnh, biểu hiện của chủ đề trong văn bản - đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề.
- Về kĩ năng phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật: cần chú ý đến những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc trưng cho thể loại, hoặc nổi bật trong tác phẩm. Cần đưa ra lý lẽ, bằng chứng hợp lí, thuyết phục để làm sáng tỏ tác dụng, cái hay, cái đẹp của nghệ thuật đó.
Câu 3
Dùng Bảng kiểm kỹ năng viết văn bản nghị luận phân tích tác phẩm văn học chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật để tự đánh giá, rút kinh nghiệm từ văn bản Bài văn phân tích, đánh giá truyện ngắn “Bồng chanh đỏ.”
Dựa vào Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận phân tích tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
+ HS dựa vào bảng kiểm để đánh giá các tiêu chí của kiểu bài đối với văn bản Bài văn phân tích, đánh giá truyện ngắn “Bồng chanh đỏ”.
+ HS rút ra được những kinh nghiệm khi viết văn bản nghị luận phân tích tác phẩm văn học. (Dựa vào việc đối chiếu bài viết của bản thân với bảng kiểm hoặc những góp ý, nhận xét từ thầy cô, bạn bè)
Câu 4
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài:
Tình huống Câu lạc bộ đọc sách phát động viết bài tập san với chủ đề “Tình cảm gia đình qua một số tác phẩm văn học”
Nhiệm vụ:
Hãy chọn một tác phẩm em yêu thích biết về đề tài gia đình (thơ hoặc truyện), viết bài văn phân tích tác phẩm để gửi cho câu lạc bộ đọc sách.
Yêu cầu:
Advertisements (Quảng cáo)
- Chọn được tác phẩm viết về đề tài gia đình (thơ hoặc truyện).
- Có luận điểm về chủ đề, những nét đặc sắc nghệ thuật.
- Phân tích được lý lẽ và bằng chứng phù hợp để làm sáng tỏ luận điểm.
Đọc kĩ đề bài và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Thực hiện để bài dựa vào gợi ý sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- • Đề tài của bài viết là một tác phẩm văn học (thơ hoặc truyện) về đề tài gia đình mà em yêu thích. Em có thể tham khảo một số gợi ý về các tác phẩm sau
- Nói với con (Y Phương)
- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
- Bếp lửa (Bằng Việt)
- Không gia đình (Héc-to Ma-lốt (Hector Malot))
...
Bài viết của em sẽ được đăng trong tập san của Câu lạc bộ đọc sách.
Em hãy cân nhắc: Mục đích viết là gì? Người đọc là ai? Với mục đích viết và người đọc ấy, chọn cách viết nào là phù hợp?
• Với tác phẩm lựa chọn để viết, em hãy thu thập tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm và những ghi chú của bản thân khi đọc, từ đó lập bảng thống kê tư liệu.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Em tiến hành tìm ý dựa vào sơ đồ sau:
Từ các ý đã tìm được, em chọn lọc, sắp xếp thành dàn ý hoàn chỉnh dựa vào Tri thức về kiểu bài.
Bước 3: Viết bài
Từ dàn ý, em viết bài văn hoàn chỉnh.
Trước khi viết, có thể tham khảo Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật để bài viết đi đúng hướng và đáp ứng các yêu cầu của bài.
Bài viết sẽ được đăng trong tập san của Câu lạc bộ đọc sách, vì vậy, em cần thể hiện cảm nhận suy nghĩ riêng của em trong bài viết bằng cách kết hợp cách đưa thông tin khách quan và chủ quan trong văn bản nghị luận.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Em đọc lại bài viết và dựa vào Bảng kiểm kỹ năng viết bài văn nghị luận, phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật để đánh giá bài viết của bản thân.
Ghi lại những điều em thích, chưa thích về bài viết và những kinh nghiệm rút ra để viết tốt hơn lần sau.