Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức Em hãy tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet

Em hãy tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet...

Dựa vào các thông tin trên sách, báo, internet. Phân tích, đưa ra lời giải Câu hỏi Hoạt động 2 trang 154 SGK Khoa học tự nhiên (KHTN) 9 Kết nối tri thức - Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet,… thảo luận với các bạn trong lớp và viết báo cáo về thực trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam: địa điểm khai thác, sản lượng và các lợi ích của việc sử dụng nguồn tài nguyên này.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào các thông tin trên sách, báo, internet.

Answer - Lời giải/Đáp án

Báo cáo về thực trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam

1. Tổng quát về nguồn nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam

Advertisements (Quảng cáo)

Việt Nam là một đất nước có trữ lượng nhiên liệu hóa thạch khá lớn, phân bố ở nhiều nơi trên đất nước, tập trung chủ yếu: ở thềm lục địa phía Nam như: mỏ dầu Bạch Hổ, Đại Hùng,Rồng, Rạng Đông, Lan Tây. Mỏ khí thiên nhiên được khai thác ở Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Mỏ than ở Quảng Ninh.

2. Thực trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam

Năng lượng hóa thạch là nguồn năng lượng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng các nguồn năng lượng khai thác hiện nay. Lượng nhiên liệu hóa thạch được khai thác và tiêu thụ hằng năm trên toàn cầu là rất lớn.

Năm 1986, tấn dầu mỏ đầu tiên được khai thác ở mỏ Bạch Hổ đã đánh dấu bước phát triển đầu tiên trong ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam. Năm 1987, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô và đến năm 2022, Việt Nam xếp thứ 4 trong khối Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ.

3. Lợi ích và những hạn chế của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Nhiên liệu hóa thạch mang đến cho con người rất nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Nhiên liệu hóa thạch giữ vai trò rất lớn trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới: than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu chính cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, sản xuất xi măng, sản xuất hóa chất, giao thông vận tải,… Chúng đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của con người: thắp sáng, sưởi ấm, nấu nướng, đi lại,..Quá trình vận chuyển và bảo quản nhiên liệu hóa thạch dễ dàng, chi phí rẻ hơn rất nhiều so với năng lượng tái tạo.