Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Cánh diều Nêu các biện pháp của Chính phủ để giải quyết khó khăn...

Nêu các biện pháp của Chính phủ để giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục?...

Đọc kĩ phần II. Giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa. Hướng dẫn trả lời (?) Câu hỏi mục II - Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau cách mạng tháng tám 1945 - SGK Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Nêu các biện pháp của Chính phủ để giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Chỉ ra các biện pháp của Chính phủ để giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn: ngân sách nhà nước trống rỗng: nền nông nghiệp lạc hậu; nạn đói hoành hành; tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến nặng nề; trên 90% dân số Việt Nam không biết chữ,...

Advertisements (Quảng cáo)

- Để giải quyết nạn đói, Chính phủ đề ra nhiều biện pháp trước mắt như kêu gọi "Nhường cơm sẻ áo”, lập "Hũ gạo cứu đói”, tổ chức "Ngày đồng tâm”, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương, nghiêm trị việc đầu cơ tích trữ thóc gạo,...

- Về biện pháp lâu dài, Chính phủ kêu gọi nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hiện khẩu hiệu "Tấc đất tấc vàng”, "Không một tấc đất bỏ hoang”, chính quyền cách mạng ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất. Vì vậy; từ cuối năm 1945 đến giữa năm 1946, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói cơ bản bị đầy lùi.

- Để giải quyết khó khăn về tài chính. Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước. Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động, chỉ trong thời gian ngắn,người dân đã đóng góp được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào "Quỹ độc lập” và 40 triệu đồng vào "Quỹ đảm phụ quốc phòng”. Tháng 11-1946, đồng tiền Việt Nam mới được chính thức lưu hành trong cả nước.

- Để giải quyết nạn dốt, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.Phong trào Bình dân học vụ nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Các lớp học được mở khắp nơi (trong nhà dân, đình, chùa,..). Chỉ sau một năm hoạt động, gần 76 000 lớp học được tổ chức, giúp trên 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ (chiếm khoảng 10% dân số cả nước). Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đối mới theo tinh thần dân tộc và dân chủ.

- Về văn hóa, nhà nước bảo đảm quyền tự do báo chí. Tính từ tháng 9 đến cuối năm 1945, cả nước có khoảng 90 tờ báo được xuất bản, như Cờ giải phóng, Sự thật, Cửu quốc, Độc lập.... Nội dung báo chí phản ánh công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ mới.