Câu hỏi/bài tập:
Dựa vào hình 20.1 và thông tin mục 2, hãy phân tích các thế mạnh, hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đọc kỹ hình 20.1 và thông tin mục 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (SGK trang 205+206+207).
- Chỉ ra các thế mạnh, hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
a. Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Địa hình, đất:
+ Địa hình và đất: địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho cư trú và sản xuất
+ Đất chủ yếu là nhóm đất phù sa, được chia thành ba loại chính: đất phù sa sông thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đất phèn và đất mặn có thể cải tạo để trồng lúa, cây ăn quả, thực phẩm hoặc nuôi trồng thuỷ sản, phát triển rừng
- Khí hậu: tính chất cận xích đạo, phân hoá thành hai mùa mưa - khô rõ rệt. Nền nhiệt cao và ổn định, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, lượng mưa dồi dào, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
- Nguồn nước:
Advertisements (Quảng cáo)
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, tạo thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, sản xuất và sinh hoạt
+ Đồng thời, sông ngòi là nơi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng
- Sinh vật: phong phú và đa dạng
- Tài nguyên biển:
+ Phong phú, có ngư trường trọng điểm với nhiều cá tô
+ Nhiều đảo và quần đảo với các bãi tắm đẹp, vùng thềm lục địa có tiềm năng về khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên
+ Ven biển có tiềm năng xây dựng cảng biển và phát triển điện gió,....
b. Hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Diện tích đất nhiễm phèn và nhiễm mặn lớn
- Mùa khô kéo dài khoảng 5 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt
- Tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển,...
- Trên đất liền nghèo khoáng sản