Câu hỏi trang 31 Khởi động (KĐ)
Nếu sử dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu về một lễ hội hoặc một chuyến tham quan du lịch, theo em có nên đưa hình ảnh và video và sơ đồ tư duy không? Tại sao?
HS tự liên hệ bản thân và tìm hiểu thông tin sách báo, internet để hoàn thành bài tập.
Theo em, có thể sử dụng sơ đồ tư duy, hình ảnh, video để giới thiệu giúp bài giới thiệu bắt mắt, hấp dẫn người xem.
Câu hỏi trang 31 Hoạt động (HĐ)
Hình 1 minh họa 5 loại tệp được đính kèm vào sơ đồ tư duy trong phần mềm MindManager. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra có tệp đính kèm? Hãy phân biệt giữa “đính kèm” (ảnh,video,…) với “chèn” (ảnh, video,…) vào sơ đồ tư duy.
HS liên hệ bản thân, tìm hiểu thực tế, thông tin internet để hoàn thành bài tập trên
- Dấu hiệu nhận biết là biểu tượng cái ghim . Nháy chuột vào biểu tượng đính kèm đó, tệp đính kèm sẽ được mở ra bởi một phần liên kết với nó.
- Phân biệt
+ Đính kèm (ảnh, video,..): tệp đính kèm với một liên kết
+ Chèn (ảnh, video,..): đưa trực tiếp vào sơ đồ tư duy
Advertisements (Quảng cáo)
Câu hỏi trang 33 Luyện tập (LT)
Nhóm em hãy khởi tạo một sơ đồ tư duy với chủ đề trung tâm nêu vấn đề cần trình bày hoặc cần giải quyết. Từ chủ đề trung tâm, hãy cùng trao đổi, thảo luận để bổ sung vào sơ đồ tư duy các nhánh và chủ đề mới, trong đó có đính kèm những dạng thông tin phong phú và hấp dẫn cho vấn đề đang thảo luận. Chủ đề trung tâm do nhóm tự chọn.
HS liên hệ bản thân, tìm hiểu thực tế, thông tin internet để hoàn thành bài tập trên
Câu hỏi trang 33 Kiểm tra (KT)
Trong các câu sau, những câu nào đúng?
1. Phần mềm sơ đồ tư duy có khả năng đính kèm các loại tệp khác nhau: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, trang tính.
2. Bài trình chiếu có thể thực hiện đồng thời cả hai chức năng trình bày và soạn thảo như sơ đồ tư duy
3. Khi đưa văn bản, hình ảnh, video hay trang tính vào sơ đồ tư duy, tốt nhất là chèn chúng vào sơ đồ tư duy thay vì đính kèm tệp
HS liên hệ bản thân, tìm hiểu thực tế, thông tin internet để hoàn thành bài tập trên
Câu 1,2 đúng.