Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Chân trời sáng tạo Bài 14 trang 105 Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1:...

Bài 14 trang 105 Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1: Trên đường thẳng xy, lấy lần lượt ba điểm A, B, C sao cho AB > BC...

Đọc kĩ dữ liệu để vẽ hình. a) Dựa vào: Vị trí tương đối của hai đường tròn để chứng minh b) Chứng minh tứ giác ADCE là hình bình. Giải chi tiết bài tập 14 trang 105 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 5. Trên đường thẳng xy, lấy lần lượt ba điểm A, B, C sao cho AB > BC. Vẽ đường tròn (O) đường kính AB và đường tròn (O’) đường kính BC...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Trên đường thẳng xy, lấy lần lượt ba điểm A, B, C sao cho AB > BC. Vẽ đường tròn (O) đường kính AB và đường tròn (O’) đường kính BC.

a) Chứng minh rằng hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài B.

b) Gọi H là trung điểm AC. Vẽ dây DE của (O) vuông góc với AC tại H. Chứng minh tứ giác ADCE là hình thoi.

c) DC cắt đường tròn (O’) tại F. Chứng minh rằng ba điểm F, B, E thẳng hàng.

d) Chứng minh rằng HF là tiếp tuyến của đường tròn (O’).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ dữ liệu để vẽ hình.

a) Dựa vào: Vị trí tương đối của hai đường tròn để chứng minh

b) Chứng minh tứ giác ADCE là hình bình hành có AC\( \bot \)DE nên ADCE là hình thoi.

c) Chứng minh EB và FB trùng nhau nên ba điểm F, B, E thẳng hàng.

d) Chứng minh HF\( \bot \)O’F và F thuộc (O’) nên HF là tiếp tuyến của đường tròn (O’).

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Ta có OO’ = OB + BO’ (d = R + R’)

Do đó đường tròn (O) và đường tròn (O’) tiếp xúc ngoài.

b) Ta có AB\( \bot \)DE (gt) suy ra H là trung điểm của DE

Mà H lại là trung điểm của AC (g)

Do đó tứ giác ADCE là hình bình hành.

Advertisements (Quảng cáo)

Mặt khác, AC\( \bot \)DE (gt)

Vậy tứ giác ADCE là hình thoi.

c) Tam giác EAB nội tiếp đường tròn đường kính AB (gt)

Suy ra tam giác EAB vuông tại E hay EB\( \bot \)AE.

Ta có AE // CD (tứ giác ADCE là hình thoi) và EB\( \bot \)AE

Nên EB\( \bot \)CD.

Ta có EB\( \bot \)CD và FB\( \bot \)CD suy ra EB và FB trùng nhau.

Vậy ba điểm F, B, E thẳng hàng.

d) Tam giác FDE vuông tại F, FH là đường trung tuyến.

Suy ra FH = DH nên tam giác HFD cân tại H.

Do đó \(\widehat {HFD} = \widehat {HDC}\)

Mặt khác, O’F = O’C suy ra tam giác O’FC cân tại O’

Suy ra \(\widehat {O’FC} = \widehat {HCD}\)

Mà \(\widehat {HDC} = \widehat {HCD}\) và \(\widehat {HDC} + \widehat {HCD} = {90^o}\) (tam giác HCD vuông tại H)

Nên \(\widehat {HFD} + \widehat {O’FC} = {90^o}\)

Do đó \(\widehat {HFO’} = {180^o} - (\widehat {HFD} + \widehat {O’FC}) = {180^o} - {90^o} = {90^o}\)

Ta có HF\( \bot \)O’F, F thuộc đường tròn (O’).

Vậy HF là tiếp tuyến của đường tròn (O’).