Kĩ sư lâm nghiệp trên cũng trồng một số cây keo giống khác ngoài trời thu được kết quả như sau:
a) Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột cho bảng thống kê trên.
b) Từ biểu đồ vừa vẽ và biểu đồ cho trong bài 7.26, hãy so sánh chiều cao của các cây keo giống được trồng trong nhà kính và trồng ngoài trời.
a) + Tính tần số tương đối của các nhóm số liệu và lập bảng.
+ Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột cho bảng trên:
Bước 1: Vẽ trục đứng, trục ngang. Trên trục đứng xác định đơn vị độ dài phù hợp với các tần số tương đối. Trên trục ngang xác định các nhóm số liệu cần biểu diễn.
Bước 2: Dựng các hình cột (kề nhau) ứng với các nhóm dữ liệu, mỗi hình cột có chiều cao bằng tần số tương đối của nhóm số liệu.
Bước 3: Ghi chú giải cho các trục, các cột và tiêu đề cho biểu đồ.
b) So sánh tần số tương đối của từng nhóm số liệu tương ứng \(\left[ {0;10} \right)\); \(\left[ {10;20} \right)\); \(\left[ {20;30} \right)\); \(\left[ {30;40} \right)\) của cây trong nhà kính và cây ngoài trời. Từ đó đưa ra kết luận.
a) Tổng số cây là: \(5 + 9 + 4 + 2 = 20\) (cây)
Tần số tương đối của các cây có chiều cao \(\left[ {0;10} \right)\); \(\left[ {10;20} \right)\); \(\left[ {20;30} \right)\); \(\left[ {30;40} \right)\) lần lượt là: \(\frac{5}{{20}} = 25\% ;\frac{9}{{20}} = 45\% ;\frac{4}{{20}} = 20\% ;\frac{2}{{20}} = 10\% \)
Bước 1: Vẽ trục đứng, trục ngang. Trên trục đứng xác định đơn vị độ dài phù hợp với các tần số tương đối. Trên trục ngang xác định các nhóm số liệu cần biểu diễn.
Bước 2: Dựng các hình cột (kề nhau) ứng với các nhóm dữ liệu.
Bước 3: Ghi chú giải cho các trục, các cột và tiêu đề cho biểu đồ.
b) Với chiều cao thuộc nhóm \(\left[ {0;10} \right)\): Số cây ngoài trời nhiều hơn số cây trong nhà kính.
Với chiều cao thuộc nhóm \(\left[ {10;20} \right)\): Số cây ngoài trời nhiều hơn số cây trong nhà kính.
Với chiều cao thuộc nhóm \(\left[ {20;30} \right)\): Số cây ngoài trời ít hơn số cây trong nhà kính.
Với chiều cao thuộc nhóm \(\left[ {30;40} \right)\): Số cây ngoài trời ít hơn số cây trong nhà kính.