Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Cánh diều Câu 4 trang 18 Văn 9 Cánh diều: Viết một đoạn văn...

Câu 4 trang 18 Văn 9 Cánh diều: Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)...

Nhớ lại nội dung tác phẩm và nêu cảm nhận. Giải Câu hỏi 4 trang 18 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều - Thực hành tiếng Việt bài 6.

Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), trong đó có áp dụng các biện pháp mở rộng cấu trúc câu và biến đổi cấu trúc câu. Chỉ ra một trường hợp mở rộng cấu trúc câu và một trường hợp biến đổi cấu trúc câu trong đoạn văn đã viết.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại nội dung tác phẩm và nêu cảm nhận.

Chú ý các yêu cầu của đề bài

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Advertisements (Quảng cáo)

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ kể về cuộc đời nhân vật Vũ Nương (một người phụ nữ đáng thương, hồng nhan nhưng bạc mệnh). Ở bất kỳ thời đại nào, những người phụ nữ luôn cần có người chồng của mình ở bên cạnh để cùng sẻ chia và gánh vác công việc gia đình. Nhưng ở Vũ Nương, người đọc thấy rõ trên đôi vai nàng là gia đình, mẹ già và con nhỏ. Đau đớn, tủi hổ và bất công, nhân vật Vũ Nương đều phải chịu đựng, bạn đọc chúng ta đặt mình vào vị trí của Vũ Nương mới có thể cảm nhận nỗi đau của nàng dưới xã hội phong kiến đầy bất công. Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã thực sự để lại trong người đọc sự thương cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.

Mở rộng: (một người phụ nữ đáng thương, hồng nhan nhưng bạc mệnh) - thành phần biệt lập

Biến đổi cấu trúc câu: Đau đớn, tủi hổ và bất công, nhân vật Vũ Nương đều phải chịu đựng - Đảo VN lên trước CN

Cách 2:

Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã khắc họa một cách sinh động cuộc đời bi kịch của Vũ Nương, một người phụ nữ "hồng nhan bạc mệnh”. Nàng có nhan sắc và phẩm chất tốt đẹp, nhưng lại phải chịu đựng số phận đầy oan nghiệt. Trên đôi vai mảnh mai của Vũ Nương, gánh vác cả gia đình: mẹ già và con nhỏ. Khi người chồng - Trương Sinh - đi lính, một mình nàng tảo tần lo toan mọi việc, vun vén cho tổ ấm. Nàng thể hiện lòng hiếu thảo, hết mực thương yêu con, luôn giữ gìn sự thủy chung. Tuy nhiên, bi kịch ập đến với Vũ Nương khi Trương Sinh trở về sau chiến tranh. Do sự ghen tuông vô cớ và những định kiến xã hội, nàng bị nghi oan và phải chịu đựng những cay đắng, tủi nhục. Dù đã cố gắng giải thích, minh oan nhưng không được tin tưởng, Vũ Nương đành chọn cách tự vẫn để giữ gìn phẩm giá. Nỗi đau của Vũ Nương khiến người đọc xót xa. Đặt mình vào vị trí của nàng, ta càng thấu hiểu sự bất công và tàn nhẫn của xã hội phong kiến. Qua tác phẩm, Nguyễn Dữ đã bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời lên án gay gắt những hủ tục phong kiến hà khắc đã đẩy họ vào bi kịch.

- Biện pháp mở rộng cấu trúc câu: Khi người chồng - Trương Sinh - đi lính, một mình nàng tảo tần lo toan mọi việc, vun vén cho tổ ấm. (thêm thành phần giải thích)

- Biến đổi cấu trúc câu: Do sự ghen tuông vô cớ và những định kiến xã hội, nàng bị nghi oan và phải chịu đựng những cay đắng, tủi nhục. (Đảo ngữ)

Advertisements (Quảng cáo)