Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Cánh diều Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 90 Văn 9 Cánh diều:...

Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 90 Văn 9 Cánh diều: Theo em, tại sao nhà văn đặt tên cho tác phẩm là Làng mà không phải là Làng Chợ Dầu? Đọc kĩ văn bản...

Đọc kĩ văn bản, liên hệ các tác phẩm khác. Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 90 SGK Văn 9 Cánh diều - Làng.

Theo em, tại sao nhà văn đặt tên cho tác phẩm là Làng mà không phải là Làng Chợ Dầu?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, liên hệ các tác phẩm khác

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Advertisements (Quảng cáo)

Đặt là "Làng Chợ Dầu” sẽ thiếu tính khái quát, chỉ đến một làng quê cụ thể. Do đó, tình yêu làng được thể hiện cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân ở một làng quê, một địa phương cụ thể mà thôi. Nhan đề "Làng” có tính khái quát cao. Làng là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước ta. Vì vậy, đặt tên truyện là "Làng”, Kim Lân muốn tác phẩm của mình không chỉ thể hiện tình yêu làng yêu nước của một nhân vật ông Hai, mà sâu rộng hơn, tác giả còn muốn nói đến một tình cảm bao trùm, phổ biến – đó là tình yêu làng quê, yêu đất nước - trong mọi người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cách 2:

Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu là “Làng Chợ Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế “Làng” là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Như vây, nhan đề “Làng” vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

Advertisements (Quảng cáo)