Câu 1
Sự việc nào trong văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn giống với truyện kể dân gian?
A. Hiệp sĩ cứu người gặp nạn và được trả ơn.
B. Người nhân đức bị hại nhưng được cứu giúp.
C. Ông tiên, ông bụt hiện lên cứu người gặp nạn.
D. Người nghèo khổ, hiền lành được đền bù xứng đáng.
Đọc kĩ văn bản và liên hệ với cốt truyện dân gian
B.Người nhân đức bị hại nhưng được cứu giúp.
Câu 2
Phương án nào nêu đúng đặc điểm truyện thơ Nôm thể hiện qua đoạn trích trên?
A. Không có chi tiết, sự việc và cốt truyện
B. Nhân vật không chia thành hai tuyến đối lập
C. Sử dụng thể lục bát và chữ Nôm
D. Sử dụng thể lục bát và chữ Hán
Đọc kĩ văn bản, áp dụng kiến thức Ngữ văn về thể loại truyện thơ Nôm
C.Sử dụng thể lục bát và chữ Nôm
Câu 3
Nhận định nào dưới đây phù hợp với cuộc sống của ông Ngư được miêu tả trong đoạn trích?
A. Cuộc sống ngoài cõi thực, đầy thơ mộng
B. Cuộc sống nghèo khổ, nhiều gian khó
C. Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi
D. Cuộc sống phóng khoáng nhưng buồn sầu
Đọc kĩ văn bản
C.Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi
Câu 4
Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ trong đoạn trích trên là gì?
A. Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương tạo cho đoạn thơ sắc thái Nam Bộ đậm đà
B. Sử dụng hiệu quả nhiều điển cố, điển tích giúp cho ý nghĩa đoạn thơ trở nên sâu sắc
C. Dùng nhiều từ Hán Việt giúp cho đoạn thơ mang vẻ đẹp thành kính, trang trọng
D. Dùng nhiều từ láy mới mẻ, sinh động cho thấy sự tìm tòi sáng tạo của tác giả
Đọc kĩ văn bản, nhân xét về cách sử dụng ngôn ngữ
A.Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương tạo cho đoạn thơ sắc thái Nam Bộ đậm đà
Câu 5
Nhận định nào dưới đây nêu không đúng về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?
A. Sử dụng ngôn ngữ bình dị, dân dã
B. Sắp xếp các tình tiết hợp lí, hấp dẫn
Advertisements (Quảng cáo)
C. Tạo diễn biến sự việc nhanh, gọn
D. Chú ý khắc hoạ nội tâm nhân vật
Đọc kĩ văn bản
D.Chú ý khắc hoạ nội tâm nhân vật
Câu 6
Tìm hiểu và nêu bối cảnh của câu chuyện trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn
Đọc kĩ văn bản, tìm kiến thức ngoài SGK về bối cảnh
Vân Tiên đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đang trên đường trở về. Vốn có lòng đố kỵ, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội đã hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng rồi trói lại , giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền. Đợi đến đêm khuya vắng vẻ Trịnh Hâm ra tay hãm hại Lục Vân Tiên.
Câu 7
Trịnh Hâm trong đoạn trích là người như thế nào?
Đọc kỹ văn bản, rút ra nhận xét khái quát từ những việc làm, lời nói của nhân vật
Trịnh Hâm tiêu biểu cho cái ác cực điểm thấm sâu vào bản chất
- Một kẻ có tâm địa hèn hạ, xấu xa.
- Bất nhân, bất nghĩa, thủ đoạn sâu hiểm, toan tính sắp đặt kế hoạch hãm hại Lục Vân Tiên một cách chặt chẽ về thời gian, hành động (xô Vân Tiên xuống giữa dòng vào đêm khuya để không ai cứu kịp, giả tiếng kêu trời để đánh lừa mọi người trên thuyền).
- Tàn nhẫn, ích kỉ nhỏ nhen, cố hại Vân Tiên chỉ vì ghen ghét tài năng dù không thù oán.
- Không những hãm hại Vân Tiên mà còn “la làng” để “lấy lời phôi pha” từ mọi người.
Câu 8
Nhận xét về hành động và nhân cách của vợ chồng ông Ngư trong đoạn trích.
Đọc kĩ văn bản, đưa ra nhận xét từ lời nói, hành động và quan niệm của nhân vật
Ông Ngư tiêu biểu cho cái thiện, nhân đức, nhân cách cao đẹp
- Trọng nghĩa khinh tài, cứu người không hề lưỡng lự, không sợ tai vạ, không cần trả ơn. Nghe Vân Tiên kể về hoàn cảnh của mình, ông đã cưu mang. Dù gia đình rất nghèo, nhưng ông vẫn sẵn lòng đùm bọc kẻ tật nguyền không chốn nương thân.
- Quan niệm sống, phong cách sống của Ngư ông thật thanh cao, đạm bạc, trong sạch, thoát vòng danh lợi, gắn bó chan hoà với thiên nhiên. Ông sống ung dung, tự do, tự tại, kiếm sống bằng chính sức lao động của mình.
Vợ chồng Ông Ngư là hình ảnh tiêu biểu của người dân lao động có đạo đức cao đẹp và trong sáng.
Câu 9
Qua đoạn trích, có thể thấy được thái độ, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu đối với người dân lao động như thế nào?
Đọc kĩ văn bản, chú ý vào việc xây dựng hình tượng nhân vật
- Hết lòng yêu thương những con người có nhân cách cao thượng như Lục Vân Tiên, Ngư Ông.
- Ghét cay ghét đắng những kẻ xấu xa, độc ác như Trịnh Hâm
Câu 10
Hãy chọn và phân tích một hoặc hai câu thơ mà em thích nhất trong đoạn trích.
Đọc kĩ văn bản, viết phân tích theo cảm nhận cá nhân
Khi Vân Tiên băn khoăn "ông lấy chi nuôi”, ông Ngư đã thể hiện lòng vị tha, tinh thần trọng nghĩa khinh tài của mình qua câu nói: "Lòng lão chẳng mơ/ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Câu nói có nghĩa là làm ơn mà không hề trông chờ sự báo đáp. Đó là sự trong sạch vô tư đến tuyệt vời của một tâm hồn lành mạnh. Điều đó một lần nữa còn được thể hiện qua cuộc sống lao động của ông Ngư. Đó là một cuộc sống trong sạch, không chạy theo danh lợi, khinh ghét thói đời bạc đen, dối trá.