Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:
a. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
( Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
b.
Con cá đối nằm trong cối đá
Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo
Anh mà đối đặng, dẫu anh nghèo em cũng ưng.
( Ca dao)
c. Tiệm bánh mì chả nóng ế khách vì bán bánh mì chả nóng
Xác định biện pháp tu từ có trong bài và nêu tác dụng
Cách 1
a. BPTT chơi chữ đồng âm – đồng nghĩa
- Tiếng kêu của hai loài chim được liên tưởng đồng âm với hai danh từ “quốc” và “gia” nên thành loài chim “quốc quốc” và “gia gia”
- “quốc” có nghĩa là “nước” và “gia” có nghĩa là “nhà” vậy nên có sự tương ứng giữa nỗi buồn đau được nhân hóa của mỗi loài vật với tên gọi và tiếng kêu của chúng: con quốc đau lòng nhớ nước, con gia gia mỏi miệng thương nhà.
à Nhà thơ đã sử dụng tiếng kêu "quốc quốc” và "gia gia” để thể hiện sự nhớ thương đối với đất nước và quê hương của mình, qua đó thể hiện tâm trạng đậm đà của Bà Huyện Thanh Quan.
b. BPTT chơi chữ nói lái
- “ cá đối” nói lái thành “cối đá”
- “Mèo đuôi cụt”” nói lái thành “mút đuôi mèo”
Advertisements (Quảng cáo)
à Nhằm diễn tả sự hẩm hiu, nghèo nàn của chàng trai
c. BPTT chơi chữ đồng âm – khác nghĩa
- Chả nóng1: thực phẩm làm từ thịt
- Chả nóng2: chả không nóng, chả bị nguội
à Nhằm tạo tiếng cười gợi sự chú ý của người nghe.
Cách 2:
a. Chơi chữ dùng từ đồng âm: “quốc quốc” và “gia gia”.
=> Tác dụng:
+ Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho hai câu thơ.
+ Tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can.
+ …
b. Chơi chữ dùng cách nói lái: “Cá đối” – “cối đá”
=> Tác dụng:
+ Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho câu thơ.
+ Giúp câu văn trở nên hài hước, gây hứng thú với người đọc, người nghe.
+ …
c. Chơi chữ dùng từ đồng âm: “nóng1”, “nóng2”
=> Tác dụng:
+ Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho hai câu thơ.
+ Giúp câu văn trở nên hài hước, gây hứng thú với người đọc, người nghe.
+ …