Câu 1
Dựa vào thông tin trong bài 3 và từ các nguồn tài liệu tham khảo, thực hiện những yêu cầu sau:
a. Nêu một số điểm mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ.
b. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nhất giữa chữ quốc ngữ và chữ Nôm.
Gợi nhớ trong bài 3 và kết hợp với đọc tài liệu tham khảo để thực hiện yêu cầu.
a.
- Một số điểm mốc quan trọng:
+ Thời kỳ phôi thai của chữ Quốc ngữ kể từ khi một số giáo sĩ phương Tây đến nước ta truyền giáo và từ nhu cầu học tiếng Việt đã dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt cho đến trước khi xuất bản cuốn Từ điển An Nam-Bồ Đào Nha-Latin (Dictionarium An Namiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes năm 1651. Chữ Quốc ngữ ra đời nhưng mới ở trạng thái sơ khai và cách ghi âm còn mang nặng dấu ấn cá nhân.
+ Thời kỳ ra đời và bước đầu phát triển của chữ Quốc ngữ kể từ năm 1651 đến năm 1862 khi thực dân Pháp xâm chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Cuốn Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - Latin (Dictionarium An Namiticum Lusitanum Latinum) cùng với Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh và Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes năm 1651 đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ mang tính hệ thống trên diện mạo ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng của nó. Chữ Quốc ngữ tiếp tục phát triển với sự ra đời của Từ điển An Nam-Latin (Dictionarium Anamitico Latinum) của Pigneau de Béhaine năm 1773, Từ vị An Nam-Latin (Dictionarium Anamitico Latinum) của J. Taberd năm 1838 cùng một số tác phẩm chữ Quốc ngữ của các giáo sĩ nước ngoài và một số người Việt Nam, nhưng phạm vi sử dụng chủ yếu vẫn giới hạn trong môi trường và không gian hoạt động của đạo Thiên Chúa (Công giáo, Kitô giáo, Cơ Đốc giáo).
+ Thời kỳ từ năm 1862 đến năm 1919. Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, chính quyền thực dân bắt đầu sử dụng chữ Quốc ngữ, mở trường dạy chữ Quốc ngữ rồi đưa chữ Pháp, chữ Quốc ngữ vào trường học. Chữ Quốc ngữ bắt đầu được truyền bá ở Nam Kỳ. Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm cả nước năm 1884, chữ Quốc ngữ mở rộng dẫn ra Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Trong cải cách giáo dục do Toàn quyền Paul Beau chủ trương năm 1904-1906, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ được đưa vào hệ thống các trường Pháp Việt thay thế dần chữ Hán trong giáo dục và thi cử. Năm 1919 chứng kiến khoa thi Hội cuối cùng đánh dấu sự kết thúc nền thi cử Nho học bằng chữ Hán đã kéo dài gần 9 thế kỷ (từ 1075 đến 1919, 844 năm). Trong nhà trường Pháp - Việt, ngoài các môn tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ, mỗi tuần chỉ còn lại 2 giờ Hán văn. Tất nhiên sau đó và đến ngày nay, chữ Hán và chữ Nôm vẫn có người sử dụng trong khảo cứu và trong sáng tác thơ văn, nhưng vai trò trong hành chính, giáo dục và thi cử thì đã cáo chung. Chữ Pháp trở thành văn tự chính thống của nhà nước đô hộ và chữ Quốc ngữ được sử dụng cùng với tiếng Việt trong giao tiếp cộng đồng và một phần trong hành chính và giáo dục cấp tiểu học, trung học.
+ Thời kỳ từ năm 1919 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong thời kỳ này, những trí thức cấp tiến và yêu nước thấy rõ chữ Quốc ngữ là chữ viết rất tiện lợi, khoa học cần được phổ biến rộng rãi trong xã hội và trong nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật. Đông Kinh Nghĩa Thục và Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ giữ vai trò rất quan trọng trong phổ biến chữ Quốc ngữ. Các nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu và sáng tác, đã góp phần quyết định hoàn thiện và làm phong phú chữ Quốc ngữ. Trong thời kỳ này chữ Quốc ngữ đi vào cuộc sống và trở thành phương tiện tiếp thu những tư tưởng tiên tiến, những thành tựu văn hóa thế giới và truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong các tầng lớp xã hội.
+ Thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đến nay. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, chữ Quốc ngữ lần đầu tiên trong lịch sử trở thành chữ viết chính thức của nước Việt Nam độc lập, sử dụng trong nền hành chính quốc gia, trong giáo dục và thi cử, kể cả trong giáo dục đại học. Với vị thế văn tự quốc gia, chữ Quốc ngữ phát triển rất nhanh chóng và càng ngày càng hoàn thiện, phong phú.
b.
- Giống: Đều ghi được âm tiếng Việt.
- Khác nhau:
+ Chữ quốc ngữ: Dùng các con chữ trong chữ viết Latinh, chỉ cần học thuộc bảng chữ cái biết cách ghép vần là có thể đọc được tất cả các tiếng. Rất được phổ biến hiện nay.
+ Chữ Nôm: Chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán đọc theo âm Hán-Việt, kết hợp cả hai yếu tố biểu ý và biểu âm. Khó học và khó nhớ, không được phổ biến hiện nay.
Cách #:
a.
- Năm 1651. Chữ Quốc ngữ ra đời nhưng mới ở trạng thái sơ khai và cách ghi âm còn mang nặng dấu ấn cá nhân.
- Thời kỳ ra đời và bước đầu phát triển của chữ Quốc ngữ kể từ năm 1651 đến năm 1862 khi thực dân Pháp xâm chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
- Thời kỳ từ năm 1862 đến năm 1919. Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, chính quyền thực dân bắt đầu sử dụng chữ Quốc ngữ, mở trường dạy chữ Quốc ngữ rồi đưa chữ Pháp, chữ Quốc ngữ vào trường học
- Thời kỳ từ năm 1919 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong thời kỳ này, những trí thức cấp tiến và yêu nước thấy rõ chữ Quốc ngữ là chữ viết rất tiện lợi, khoa học cần được phổ biến rộng rãi trong xã hội và trong nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật.
- Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, chữ Quốc ngữ lần đầu tiên trong lịch sử trở thành chữ viết chính thức của nước Việt Nam độc lập, sử dụng trong nền hành chính quốc gia, trong giáo dục và thi cử, kể cả trong giáo dục đại học.
b.
Chữ quốc ngữ |
Chữ Nôm |
|
Giống nhau |
Đều ghi được âm tiếng Việt |
|
Khác nhau |
Dùng các con chữ trong chữ viết Latinh, chỉ cần học thuộc bảng chữ cái biết cách ghép vần là có thể đọc được tất cả các tiếng. Rất được phổ biến hiện nay. |
Chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán đọc theo âm Hán-Việt, kết hợp cả hai yếu tố biểu ý và biểu âm. Khó học và khó nhớ, không được phổ biến hiện nay. |
Câu 2
Theo em việc chuyển đổi từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ có tác động như thế nào đối với đời sống văn hóa, xã hội của nước ta?
Advertisements (Quảng cáo)
Gợi nhớ kiến thức về chữ quốc ngữ để đưa ra tác dụng.
Tác dụng: Chữ quốc ngữ giúp cho việc học tiếng Việt dễ dàng hơn, góp phần phát triển đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội của đất nước.
Cách #:
Giúp cho việc học tiếng Việt dễ dàng hơn, góp phần phát triển đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội của đất nước.
Câu 3
Tìm một số ví dụ cho thấy chữ quốc ngữ hiện nay có trường hợp không có mối quan hệ một đối một giữa âm và chữ; xếp những ví dụ vào hai nhóm sau:
a. Nhóm 1: Một âm được viết bằng những con chữ khác nhau.
b. Nhóm 2: Một con chữ dùng để ghi những âm khác nhau
Gợi nhớ kiến thức về chữ quốc ngữ để tìm ví dụ và xếp vào các nhóm
a. Nhóm 1: i, y: /i/; ng. ngh: /ng/…
b.
+ Nghe, ghe, he, nhe…
+ Leng, keng, reng…
Câu 4
Trao đổi về những lỗi chính tả thường gặp và thử xác định lí do của việc mắc những lỗi đó
Gợi nhớ kiến thức lỗi chính tả để chỉ ra và xác định lí do
- Lỗi chính tả hay gặp: Thực tế cho thấy, lỗi về chính tả trong tiếng Việt chủ yếu liên quan tới sự nhầm lẫn các phụ âm đầu CH/TR, R/GI/D, S/X, L/N.
- Lí do:
+ Không chú ý: Khi viết nhanh hoặc không tập trung vào câu đang viết, người viết sẽ dễ mắc lỗi, không chỉ về chính tả mà còn là dấu câu và lỗi đánh máy. Lỗi này tự người viết cũng sẽ nhận ra khi đọc lại bài của mình và có thể tự sửa. Nhìn chung, đây không phải là người hay viết sai chính tả, chỉ cần tập trung hơn là ổn.
+ Sai ngay từ nhỏ: Người viết sai chính tả đã sai ngay từ nhỏ thì rất khó sửa. Một là do không cẩn thận và không thích môn chính tả ngay từ nhỏ, hai là người hướng dẫn chưa chỉ ra được cách phân biệt giữa các từ như “sao” với “sau”, “nghỉ” với “nghĩ”, “sửa” với “sữa”, … nên từ bé, người đó đã có thói quen viết theo ý thích, và lớn lên cũng vậy. Với người viết sai chính tả từ nhỏ, có thể sai 1 vài từ hoặc hầu hết các từ, cần phải có thời gian luyện tập và có cách hiểu đúng nhanh chóng khi viết.
+ Gặp khó khăn khi xác định chữ này hay chữ kia hoặc dấu này hay dấu kia: Người này biết được ngay ở vị trí nào, từ nào mình sắp sửa viết sai. Ý thức được là ở vị trí này, chữ “s” hoặc “x” mới đúng, dấu hỏi hay dấu ngã mới đúng, nhưng không biết chọn sao cho đúng. Người viết thường có 2-3 sự lựa chọn và chọn đại 1 thứ khi thấy nó “có vẻ đúng”. Sự phân vân này kéo dài chứ không phải chỉ đơn giản là đã chọn được chữ đúng hay được mách chữ đúng là sẽ sửa được. Ví dụ “sẵn” với “sẳn”, người viết lần này phân vân dùng dấu hỏi hay dấu ngã, thì lần tiếp theo cũng sẽ phân vân y hệt, mặc dù lần trước có viết đúng cũng chưa thể hình thành thói quen cho các lần sau.
+ Không biết mình đang viết sai: Thật khó khăn khi chính mình cũng không biết mình viết sai ở đâu, thì làm sao có thể sửa lỗi? Nếu bạn vân phân thì có thể tra từ điển hoặc hỏi người khác, nhưng đã mặc định là mình viết đúng và trong cả đoạn văn, cả bài văn không tự tìm ra được lỗi sai hoặc người khác có tìm ra được lỗi sai thì cũng rất khó để sửa.
Cách #:
- Lỗi chính tả hay gặp: Thực tế cho thấy, lỗi về chính tả trong tiếng Việt chủ yếu liên quan tới sự nhầm lẫn các phụ âm đầu CH/TR, R/GI/D, S/X, L/N.
- Lí do:
+ Không chú ý: Khi viết nhanh hoặc không tập trung vào câu đang viết, người viết sẽ dễ mắc lỗi, không chỉ về chính tả mà còn là dấu câu và lỗi đánh máy.
+ Sai ngay từ nhỏ: Người viết sai chính tả đã sai ngay từ nhỏ thì rất khó sửa.
+ Gặp khó khăn khi xác định chữ này hay chữ kia hoặc dấu này hay dấu kia: Người này biết được ngay ở vị trí nào, từ nào mình sắp sửa viết sai.
+ Không biết mình đang viết sai