Trang chủ Lớp 9 Tác giả - Tác phẩm văn 9 Tác giả, tác phẩm Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều,...

Tác giả, tác phẩm Kim - Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du): Tiểu sử - Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên...

Soạn Tác giả, Tác phẩm - Kim - Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) - Tác giả - tác phẩm Kết nối tri thức HK1. Kim - Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác...

Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

- Gia đình:

+ Sinh ra và trưởng thành trong gia đình quý tộc phong kiến quyền quý:

=> Cha: Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều Lê.

=> Anh là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang Thừa tướng) trong phủ chúa Trịnh.

→ Có điều kiện dùi mài kinh sử và am hiểu vốn văn hóa văn học bác học.

+ Mẹ: Trần Thị Tần: quê ở Bắc Ninh, thông minh xinh đẹp, nết na.

→ Hiểu biết về văn hóa dân gian.

→ Gia đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thích hát xướng.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn với một thời đại lịch sử đầy biến động nên trải nhiều thăng trầm. Ông không chỉ có vốn tri thức uyên bác, vốn sống phong phú, am hiểu sâu sắc về con người mà còn có trái tim mang nặng nỗi thương đời.

- Thời thơ ấu và thanh niên (1765 – 1789): Sống sung túc, hào hoa ở kinh thành Thăng Long trong gia đình quyền quý → Là điều kiện để có những hiểu biết về cuộc sống ông phong lưu của giới quý tộc phong kiến.

- Mười năm gió bụi (1789 – 1802): Sống cuộc đời nghèo khổ, phong trần, gió bụi → Đem lại cho Nguyễn Du vốn sống thực tế gần gũi với quần chúng, học tập ngôn ngữ dân tộc và thôi thúc ông suy ngẫm về cuộc đời con người.

- Từ khi ra làm quan triều Nguyễn (1802 – 1820): Giữ nhiều chức vụ cao, được đi nhiều nơi, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. → Giúp ông mở mang, nâng tầm khái quát về xã hội, con người.

- Ông mất tại Huế 1820.

→ Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.

2. Sự nghiệp

Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương quý giá, gồm có: ba tập thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) và một số tác phẩm chữ Nôm (Văn tế sống hia cô gái Trường Lưu, Thác lời trai phường nón, Văn tế thập loại chúng sinh, Truyện Kiều). Với những đóng góp to lớn ở cả hai bộ phận sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, Nguyễn Du được suy tôn là đại thi hào của dân tộc. Năm 2013, Nguyễn Du được UNESCO ra nghị quyết vinh danh và kỉ niệm 250 năm ngày sinh của ông.

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Du:


Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

Advertisements (Quảng cáo)

a. Xuất xứ

- Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du và của nền văn học dân tộc. Nguyễn Du đã sử dụng cốt truyện từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) để sáng tạo nên một tác phẩm mới. Ông đã sáng tác Truyện Kiều bằng ngôn ngữ, thể loại văn học của dân tộc; với cảm hứng trước “những điều trông thấy” và ngòi bút của một thiên tài.

- Truyện Kiều có giá trị nhân đạo lớn lao và giá trị hiện thực sâu sắc. Nguyễn Du đã bày tỏ nỗi xót thương, đồng cảm với những số phận bi kịch; khẳng định, đề cao vẻ đẹp, quyền sống và những khát vọng chính đáng của con người (tình yêu, hạnh phúc, tự do và công lí…). Nhà thơ cũng tố cáo, lên án thực trạng của một xã hội mà đồng tiền và cái ác “lên ngôi”.

- Truyện Kiều của Nguyễn Du đặc biệt thành công về phương diện nghệ thuật: xây dựng nhân vật, kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ và thể thơ,… Nguyễn Du đã tổ chức lại cốt truyện, lược bỏ hoặc thay đổi trình tự nhiều chi tiết, sự kiện. Các nhân vật trong Truyện Kiều được miêu tả qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, diễn biến nội tâm. Thế giới nội tâm nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình,… Đặc biệt, Truyện Kiều đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngôn ngữ văn học dân tộc và sự hoàn thiện của thể thơ lục bát truyền thống.

- Đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ nằm ở phần 1 của cốt truyện (gặp gỡ) từ câu 141 đến 184: Nhân tiết Thanh minh, Thúy Kiều cùng hai em du xuân, tình cờ gặp ngôi mộ của Đạm Tiên, một ca nữ nổi danh tài sắc mà bạc mệnh. Thúy Kiều đã bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc cho thân phận Đạm Tiên. Cũng ở đây, nàng đã gặp Kim Trọng, giữa hai người lập tức nảy sinh tình cảm yêu thương, quyến luyến. Thúy Kiều trở về nhà với tâm trạng “ngổn ngang trăm mối”.

b. Bố cục

Trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ bố cục được chia ra làm 3 phần:

- Đoạn 1 (Từ đầu… vốn nhà trâm anh): Chỉ sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng

- Đoạn 2 (Nền phú hậu… nỗi xa bời bời): Đoạn trích này đã miêu tả hình ảnh, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Kim Trọng và Thúy Kiều khi gặp nhau.

- Đoạn 3 (Còn lại): Lời người kể chuyện với lời nhân vật để thể hiện thế giới nội tâm nhân vật Thúy Kiều

c. Thể loại

- Tác phẩm Kim - Kiều gặp gỡ được viết bằng chữ Nôm

- Được viết theo thể thơ lục bát

d. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Đoạn trích đã được Nguyễn Du bày tỏ giá trị nhân đạo lớn lao và giá trị nội dung sâu sắc. Tác giả đã bày tỏ nỗi xót thương cũng như đồng cảm với những số phận bi kịch. Nhà thơ còn đề cao nỗi khát vọng, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Nhà thơ cũng lên án tố cáo thực trạng của một xã hội vì đồng tiền mà cái ác lên ngôi

b. Giá trị nghệ thuật

Nguyễn Du đã thành công sử dụng nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật, thể thơ cũng như người kể chuyện đã khắc họa nên được cảnh Kim trọng gặp gỡ Thúy Kiều thật đặc sắc. Và thông qua những hình ảnh ẩn ý bức tranh thiên nhiên như thời gian, không gian, sự vật tác giả đã thể hiện ngụ ý tâm trạng của nhân vật thật ấn tượng. Thế giới nội tâm nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại bằng phương pháp tả cảnh ngụ tình đã làm nên giá trị của đoạn trích

Sơ đồ tư duy về đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ:

Advertisements (Quảng cáo)