Trang chủ Lớp 9 Tác giả - Tác phẩm văn 9 Tác giả, tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê): Tiểu sử...

Tác giả, tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê): Tiểu sử - Hê-minh-uê (1899 – 1961), ông sinh ra trong một gai đình trí thức tại một vùng...

Gợi ý giải Tác giả, Tác phẩm - Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê) - Tác giả - tác phẩm Cánh Diều HK1. Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác...

Tác giả

1. Tiểu sử

- Hê-minh-uê (1899 – 1961), ông sinh ra trong một gai đình trí thức tại một vùng ngoại ô của Chicago.

- Sau khi tốt nghiệp trung học ông làm phóng viên.

- Năm 19 tuổi, ông gia nhập quân y Hội chữ thập đỏ trong Thế chiến 1, trên chiến trường I-ta-li-a ông bị thương và được chuyển về Hoa Kỳ.

- Sau chiến tranh ông quay trở lại công việc tại tòa báo nhưng không hòa nhập được với xã hội đương thời nên ông tìm bình yên trong men rượu.

- Sau đó ông sang Pháp, vừa làm báo vừa sáng tác văn chương.

2. Sự nghiệp

a. Quan điểm sáng tác

- Dù viết về đề tài nào ông cũng nhằm mục đích: “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

- Ông là người đề ra nguyên lý tảng băng trôi.

b. Tác phẩm chính

Ông để lại di sản văn học đồ sộ, gồm các tác phẩm tiêu biểu như: Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Vườn địa đàng, Ông già và biển cả…

c. Vị trí và tầm ảnh hưởng

Hê-minh-uê là nhà văn Mỹ nổi tiếng thế kỉ XX, người góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều nhà văn trên thế giới. Năm 1954, ông được trao giải thưởng Nobel về văn học.

Sơ đồ tư duy về tác giả Hê-minh-uê:


Tác phẩm

Advertisements (Quảng cáo)

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Lê Huy Bắc chủ biên và giới thiệu, dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2004.

b. Thể loại

Tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu thuộc thể loại: truyện ngắn.

c. Phương thức biểu đạt

Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

d. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến…ông lão vẫn ngồi đó): bối cảnh truyện và giới thiệu khái quát về ông lão.

- Phần 2 (đoạn còn lại): cuộc đối thoại giữa ông lão và nhân vật “tôi”

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Văn bản Ông lão bên chiếc cầu là là cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông lão và tác giả. Từ cuộc nói chuyện này, chúng ta thấy được số phận hẩm hiu của ông lão già nua, vì thời cuộc đã trở thành nạn nhân không may của thảm cảnh chiến tranh trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939). Ở đây, Hemingway chỉ ghi nhận sự tàn bạo phi lý của chiến tranh mà không hề biểu lộ xúc động nào.

b. Giá trị nghệ thuật

Tác giả đã rất thành công trong việc tạo dựng tình truyện, lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.

Sơ đồ tư duy về văn bản Ông lão bên chiếc cầu:

Advertisements (Quảng cáo)