20.1
Nêu các bước cơ bản trong quy trình tách kim loại từ quặng
Dựa vào phương pháp tách kim loại
Các bước cơ bản trong quy trình tách kim loại từ quặng là:
- Loại bỏ tạp chất như đất, đá, cát,…
- Lựa chọn phương pháp tách kim loại phù hợp
- Thực hiện phương pháp đã chọn để tách kim loại.
20.2
Hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong hai quá trình tách kẽm và tách sắt đã nêu ở trên.
Dựa vào phương pháp tách kẽm và sắt
Giống nhau: đều tạo thành kim loại sau phản ứng tách
Khác nhau: tách sắt từ oxide (Fe2O3) bởi carbon monoxide; tách kẽm từ muối (ZnS) bằng cách đốt cháy ZnS để tạo ZnO và từ đó dùng carbon để tách ZnO.
20.3
Theo em, kim loại natri có thể tách bằng phương pháp nhiệt luyện như tách kẽm được không? Vì sao?
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại mạnh
Na không sử dụng phương pháp nhiệt luyện được vì Na là một kim loại mạnh nên không thể dùng C, CO, H2 để tác dụng với Na2O ở nhiệt độ cao.
20.4
Phương pháp nào thường được dùng để tách các kim loại hoạt động hóa học mạnh như K, Na, Al,…?
Dựa vào các phương pháp tách kim loại
Phương pháp điện phân nóng chảy để tách các kim loại hoạt động hóa học mạnh.
20.5
Phương pháp nào thường được dùng để tách các kim loại hoạt động hóa học trung bình như Zn, Fe?
Dựa vào các phương pháp tách kim loại
Phương pháp nhiệt luyện để tách kim loại trung bình như Zn, Fe.
20.6
Thành phần, tính chất của kim loại và hợp kim của nó khác nhau như thế nào? Tại sao trong thực tiễn kim loại thường được sử dụng dưới dạng hợp kim. Lấy ví dụ minh hoạ
Dựa vào tính chất của kim loại và hợp kim
Thành phần của kim loại: chủ yếu là nguyên tử kim loại đó
Thành phần của hợp kim: bao gồm kim loại cơ bản và một kim loại hoặc phi kim khác
Tính chất kim loại: phụ thuộc vào kim loại đó
Tính chất hợp kim: bao gồm tính chất kim loại cơ bản và tính chất của kim loại và phi kim khác.
Thực tiễn kim loại thường được sử dụng dưới dạng hợp kim vì những ưu điểm của hợp kim vượt trội hơn so với kim loại như: độ cứng, độ bền, khả năng chống ăn mòn và gỉ sét.
Ví dụ: người ta sử dụng gang và théo để đúc các chi tiết máy, ống dẫn nước, nắp cống.
20.7
Gang, thép, đuy – ra có thành phần và tính chất đặc trưng gì? Tại sao các hợp kim này được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và cuộc sống?
Dựa vào đặc điểm của các loại hợp kim.
- Gang và thép là hai hợp kim quan trọng của sắt với carbon và một số nguyên tố khác (carbon chiếm hàm lượng từ 2% - 5% trong gang và dưới 2% trong thép). Thép có nhiều ưu điểm hơn sắt về độ cứng, độ đàn hồi, khả năng chịu lực nên được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, giao thông. Gang cứng và giòn hơn thép, thường được dùng để đúc các chi tiết máy, ống dẫn nước, nắp cống, …
- Đuy – ra (duralumin) là hợp kim của nhôm với đồng, manganese, magnesium … Đuy – ra nhẹ tương đương với nhôm nhưng bền và cứng hơn nhiều, được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô …
- Gang, thép, đuy – ra nói riêng hay các hợp kim nói chung có nhiều ưu điểm vượt trội so với kim loại nguyên chất về độ cứng, độ bền, khả năng chống ăn mòn và gỉ sét, phù hợp với nhiều ứng dụng do đó được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và cuộc sống.
20.8
Mô tả các giai đoạn chính của quá trình sản xuất gang. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Dựa vào quy trình sản xuất gang, thép
Các giai đoạn chính của quá trình sản xuất gang:
- Phản ứng tạo thành khí CO
- Khí CO phản ứng với các oxide của sắt trong quặng
- Đá vôi bị phân hủy thành CaO. CaO kết hợp với các oxide như SiO2 trong quặng tạo thành xỉ:
20.9
Advertisements (Quảng cáo)
Tại sao khi loại bỏ một phần carbon và các tạp chất trong gang lại thu được thép?
Dựa vào phương pháp sản xuất thép
Vì hàm lượng carbon trong gang cao hơn thép, nên khi loại bỏ một phần carbon và các tạp chất trong gang nên tính chất của gang cũng bị thay đổi và dần thu được thép.
20.10
Khí thải trong sản xuất gang, thép thường chứa các khí gì? Em hãy tìm hiểu và cho biết nếu các khí này được đưa thẳng ra ngoài môi trường mà không qua xử lý sẽ gây ảnh hưởng như thế nào tới môi trường sống
Dựa vào tính chất hóa học của các khí độc
Khi khí thải chưa được xử lý đưa ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người
ví dụ : CO2 gây hiệu ứng nhà kính, khí CO gây khó thở ở người.
20.11
Gang và thép có thành phần khác nhau như thế nào? Thành phần đó ảnh hưởng đến tính chất vật lý của gang, thép như thế nào? Nêu ví dụ về các ứng dụng nổi bật của gang và thép trong cuộc sống
Dựa vào tính chất của gang và thép
Gang |
Thép |
|
Thành phần |
Hợp kim của sắt với carbon và một vài nguyên tố khác, trong đó carbon chiếm từ 2-5% |
Hợp kim của sắt với carbon và một vài nguyên tố khác, trong đó carbon chiếm nhỏ hơn 2% |
Tính chất |
Cứng và giòn |
Độ cứng, độ đàn hồi, khả năng chịu lực cao |
Ứng dụng |
Sử dụng làm chi tiết máy, ống dẫn nước, nắp cốc |
Công trình xây dựng, giao thông |
20.12
Phương pháp tách kim loại nào đã được vận dụng trong quá trình sản xuất gang? Giải thích.
Dựa vào các giai đoạn chính sản xuất gang
Phương pháp nhiệt luyện được sử dụng vì trong giai đoạn tạo gang từ quặng:
20.13
a) Hãy sắp xếp các kim loại Al, Fe, Zn theo chiều giảm dần của mức độ hoạt động hóa học. Từ đó rút ra nhận xét về phương pháp điều chế các kim loại trên từ các oxide tương ứng.
b) Điện phân nóng chảy một lượng Al2O3 thu được m gam Al. Oxygen sinh ra đốt cháy điện cực than chì, tạo ra hỗn hợp khí gồm 3 mol CO và 1 mol CO2. Tính giá trị của m.
Dựa vào mức độ hoạt động hóa học của kim loại.
a) Theo chiều giảm dần của mức độ hoạt động hóa học là: Al, Zn, Fe.
Đối với oxide của kim loại mạnh Al dùng phương pháp điện phân nóng chảy.
Đối với oxide của kim loại Zn, Fe dùng phương pháp nhiệt luyện.
20.14
a) Tại sao quá trình tách sắt khỏi iron(III) oxide bằng carbon monoxide như đã nêu trong SGK KHTN 9 lại không thu được sắt nguyên chất mà lại thu được gang, chứa lượng carbon tương đối lớn?
b) Từ 1 tấn gang (chứa 95% Fe và 5%C) cần tách bao nhiêu kilogam C để thu được thép (chứa 99% Fe và 1% C)? Tính lượng khí CO2 tạo thành.
Dựa vào phương pháp sản xuất gang, thép.
a) Vì khi điều chế sắt từ iron(III) oxide, sắt phản ứng với CO ở nhiệt độ cao để tạo ra hợp kim Fe – C nên không thu được sắt nguyên chất.
b) Phương pháp nhiệt luyện được sử dụng vì trong giai đoạn tạo gang từ quặng:
m Fe = 1000.95% = 950kg
m C = 1000.5% = 50kg
Giả sử khối lượng thép là x kg:
Khối lượng sắt trong thép: x.99% = 0,99x kg
Khối lượng carbon trong thép: x.1% = 0,01x kg
Vì toàn bộ khối lượng sắt trong gang dùng để sẩn xuất thép nên: m Fe trong gang = m Fe trong thép
\( \to \)950 = 0,99x \( \to \)x = 959,6kg
Khối lượng C trong thép là: 959,6.0,01 = 9,6kg
Lượng C cần tách là: 50 – 9,6 = 40,4 kg
C + O2 \( \to \)CO2
n C = \(\frac{{40,4}}{{12}} = \frac{{101}}{{30}}k.mol\)
n CO2 = \(\frac{{101}}{{30}}.44 = 148,13kg\)