Trang chủ Lớp 3 VBT Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức Bài 16: Ngày em vào Đội VBT Tiếng Việt lớp 3 –...

Bài 16: Ngày em vào Đội VBT Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức tập 1: Là cái gì?...

Trả lời Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 Bài 16: Ngày em vào Đội VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đọc các câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp...Là cái gì?

Câu 1

Đọc các câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường và viết thông tin vào phiếu đọc sách.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em tìm kiếm các câu đố trong sách, báo, tạp chí,... để hoàn thành bài tập.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Ngày đọc: 8/8/2022

- Số câu đố đã đọc: 10 câu

- Các đồ vật được nói đến: thước kẻ, bút chì, bàn học, cặp sách, bảng, cục tẩy, phấn,...

- Câu đố em thấy dễ đoán nhất:

Da trắng muốt

Ruột trắng tinh

Bạn với học sinh

Thích cọ đầu vào bảng

Là cái gì? (Viên phấn)

- Câu đố em thấy khó đoán nhất:

Thân dài thượt

Ruột thẳng băng

Khi thịt bị cắt khỏi chân

Thì ruột lòi dần, vẫn thẳng như xưa

Là cái gì? (Bút chì)

- Mức độ yêu thích: 5 sao


Câu 2

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em suy nghĩ và xếp những từ ngữ phù hợp với các nhóm từ.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Người: Người mượn, người đọc, thủ thư.

- Đồ vật: Thẻ thư viện, phiếu mượn sách, sách, giá sách, báo.

- Hoạt động: Tìm sách, mượn, đọc, trả.


Câu 3

Câu nói của mỗi bạn ở tranh A và tranh B có gì khác nhau?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em quan sát tranh và hoàn thành bài tập.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các câu ở tranh A

Các câu ở tranh B

Từ ngữ

Không có các từ ngữ thể hiện cảm xúc.

Có các từ ngữ nhấn mạnh như quá, lắm, thế.

Advertisements (Quảng cáo)

Dấu câu

Kết thúc câu bằng dấu chấm.

Kết thúc câu bằng dấu chấm than.

Kiểu câu

Câu kể.

Câu cảm thán.


Câu 4

Từ in đậm trong các câu nói ở bài tập 3 bổ sung điều gì cho câu?

a. Cảm xúc của người nói

b. Mong muốn của người nói

c. Nội dung kể, tả, giới thiệu

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em xem lại các câu nói ở bài tập 3 để hoàn thành bài tập.

Answer - Lời giải/Đáp án

Từ in đậm trong các câu nói ở bài tập 3 bổ sung: a. Cảm xúc của người nói


Câu 5

Chuyển các câu dưới đây thành câu cảm (theo mẫu).

M: Quyển từ điển này hữu ích. → Quyển từ điển này hữu ích quá!

a. Bạn ấy đọc nhiều sách. → ……………

b. Thư viện trường mình rộng. →……………..

c. Thư viện đóng cửa muộn. →……………..

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Bạn ấy đọc nhiều sách. → Bạn ấy đọc nhiều sách quá!

b. Thư viện trường mình rộng. → Thư viện trường mình rộng quá!

c. Thư viện đóng cửa muộn. → Thư viện đóng cửa muộn quá!


Câu 6

Viết câu cảm phù hợp với mỗi tình huống sau:

a. Nêu cảm xúc với thời tiết ngày hôm nay.

b. Nêu cảm xúc sau khi nghe bạn đọc diễn cảm một bài thơ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc tình huống và suy nghĩ để đặt câu phù hợp.

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

- Thời tiết hôm nay đẹp quá!

- Hôm nay trời trong xanh quá!

- Gió trời hôm nay mát mẻ quá!

b.

- Bạn đọc thơ hay quá!

- Giọng của bạn truyền cảm quá!

- Bạn đọc bài thơ này dễ nghe quá!

Advertisements (Quảng cáo)